Dịch thuật: Khéo dùng khẩu ngữ tự, trở thành bán tự sư (tiếp theo)

 

KHÉO DÙNG KHẨU NGỮ TỰ, TRỞ THÀNH BÁN TỰ SƯ

(tiếp theo)

          Lại như chữ , chỉ ăn; còn có thể biểu thị “khiến người khác ăn”, tức cung dưỡng, nuôi dưỡng. Trong Mạnh Tử 孟子có nói:

          Lao tâm giả trị nhân, lao lực giả trị vu nhân; trị vu nhân giả tự nhân, trị nhân giả tự vu nhân.

          劳心者治人, 劳力者治于人; 治于人者食人, 治人者食于人.

          (Kẻ lao tâm cai trị người, kẻ lao lực bị người cai trị; kẻ bị cai trị phải nuôi người, kẻ cai trị được người nuôi)

          食人 (tự nhân) tức nuôi dưỡng người khác, 食于人 (tự vu nhân) tức được người khác nuôi dưỡng. Chữ   đọc là “tự” (bính âm: sì), về sau này viết là .

          Trong Tam tự kinh 三字经 có nói:

          Đạo lương thúc, mạch thử tắc, thử lục cốc, nhân sở thực; mã ngưu dương, kê khuyển thỉ, thử lục súc, nhân sở tự.

          稻粱菽, 麦黍稷, 此六谷, 人所食; 马牛羊, 鸡犬豕, 此六畜, 人所饲.

          (Đạo lương thúc, mạch thử tắc, sáu loại cốc này, là thức ăn của con người; ngựa trâu dê, gà chó heo, sáu con vật này được người nuôi dưỡng)

          人所食 (nhân sở thực) là cung cấp cho người ăn; 人所饲 (nhân sở tự) là được người nuôi dưỡng. Nhưng có một vị học giả khi dẫn thuật đoạn này đã dẫn nhầm là “mã ngưu dương, kê khuyển thỉ, thử lục súc, nhân sở thực” 马牛羊, 鸡犬豕, 此六畜, 人所食 (ngựa trâu dê, gà chó heo, sáu con vật này, là thức ăn của con người), đồng thời phê bình tác giả Tam tự kinh là không hiểu được rằng “ngựa và dê hoàn toàn không phải chỉ để cung cấp cho con người ăn thịt”. Vị học giả này đã nhầm chữ (tự) nhầm thành chữ (thực), chỉ dẫn ra “bán cá tự” 半个字 (nửa chữ). Chúng tôi nghĩ rằng, nếu ông ấy hiểu Hán ngữ cổ, cho dù là chỉ có một chữ cũng phải đọc là “tự” (bính âm: sì), mang ý nghĩa là nuôi dưỡng, nhân vì trâu ngựa ở thời cổ là loài sinh súc chủ yếu để làm việc. Đại học giả Vương Ứng Lân 王应麟 thời Nam Tống đại danh đỉnh đỉnh, biên soạn Tam tự kinh lẽ nào lại không biết?

          Nhìn từ văn tự phát sinh học, đến , đến đều tăng thêm thành phần; còn ra thì thuộc loại giảm thành phần, lục thư giải thích không được hiện tượng này. Trở lại vấn đề chính, từ nội dung câu thơ mà nói, tại sai viết (biệt) thì vướng ở chỗ “dùng chữ quá cứng”, sửa thành chữ (lánh) thì hay?

          (biệt) vốn có nghĩa là 另外 (lánh ngoại) (tức ngoài ra / riêng khác). Trong Sử kí – Cao Tổ bản kỉ 史记 - 高祖本纪 có ghi:

          Sử Bái Công, Hạng Vũ biệt công Thành Dương.

          史沛公, 项羽别攻城阳.

          (Sai Bái Công và Hạng Vũ đánh riêng Thành Dương)

          Trong Tư trị thông giám – Hán kỉ - Hiến Đế Kiến An thập tam niên 资治通鉴 - 汉纪 - 献帝建安十三年 có ghi:

          Nhược dục kiến (Lỗ) Tử Kính, khả biệt quá chi.

          若欲见 ()子敬, 可别过之

          (Nếu muốn gặp (Lỗ) Tử Kính, thì phải thăm hỏi riêng)

          (biệt quá chi, chỉ thăm hỏi riêng).

          Ngày nay nói “biệt xưng” 别称 tức chỉ cách xưng hô khác.

          “Biệt thự” 别墅chỉ kiến trúc khác được xây dựng để hưu dưỡng.

          “Biệt tự” 别字chỉ vốn phải viết chữ này nhưng viết nhầm thành chữ khác.

         Thời cổ, chỉ dùng (biệt) để biểu thị ý nghĩa 另外 (lánh ngoại). (lánh) là chữ hậu khởi, trong quyển Tự hối 字汇 cuối đời Minh thu nhập chữ đó vào tự thư. Dương Thận 杨慎 đời Minh trong Thăng Am ngoại tập 升庵外集 có nói rằng:

Tục vị dị nhật vi lánh nhật

俗谓异日为另日

(Tục gọi “dị nhật” (ngày khác) là “lánh nhật”)

Có thể thấy, đương thời xem chữ (lánh) là tục tự. Từ phương diện ngôn ngữ mà nói chính là tục từ hậu khởi, cũng chính là “khẩu ngữ từ” 口语词. Cung Vĩ 龚炜  đem chữ (biệt) đổi thành chữ (lánh), khiến câu thơ khẩu ngữ hoá, ý nghĩa càng minh bạch lưu loát. Trong khẩu ngữ đương thời, để biểu thị ý nghĩa “lánh ngoại”, đại khái đã không dùng chữ (biệt), cho nên nguyên trong câu thơ “biệt nhiễm nhất chi hoa” 别染一枝花 lộ rõ vẻ thô cứng. Nguyên nhân chính là ở đó.

          Khi dùng văn ngôn tự, có lúc cũng không nên đổi sang khẩu ngữ tự. Ví dụ như thành ngữ:

Biệt hữu thiên địa 别有天地: riêng một đất trời

Biệt hữu dụng tâm 别有用心: có dụng ý khác

 Biệt thụ nhất xí 别树一帜: dựng ngọn cờ riêng

Biệt cụ nhất cách 别具一格:  riêng một phong cách

Biệt khai sinh diện 别开生面: mở ra một cục diện mới

Nếu như đem chữ (biệt) đổi sang chữ (lánh), ý nghĩa tuy không đổi, nhưng chúng ta cảm thấy không được điển nhã như khi dùng chữ  (biệt).

          Dùng chữ ở thể văn ngôn và thể bạch thoại có sự khác nhau, muốn vận dụng khéo, phải để tâm quan sát. Có thể thấy, làm một vị “bán tự sư” 半字师 hoàn toàn không phải là dễ.   (hết)

                                                              Huỳnh Chương Hưng

                                                              Quy Nhơn 05/8/2022

Nguồn

HÁN NGỮ HÁN TỰ VĂN HOÁ THƯỜNG ĐÀM

汉语汉字文化常谈

Tác giả: Tào Tiên Trạc 曹先擢

Thương vụ ấn thư quán Quốc Tế hữu hạn công ti

Trung Quốc – Bắc kinh 2015

Previous Post Next Post