Dịch thuật: Quá trình tiêu vong của dân tộc Bách Việt trong lịch sử (kì 5)

 

QUÁ TRÌNH TIÊU VONG CỦA DÂN TỘC BÁCH VIỆT

TRONG LỊCH SỬ

(kì 5)

(Tưởng Bỉnh Chiêu 蒋炳钊)

          Dân tộc thuộc về một phạm trù lịch sử nhất định, mỗi dân tộc đều có quá trình lịch sử  ra đời, phát triển và tiêu vong của nó. Dân tộc “Bách Việt” cũng như vậy, có lịch sử ra đời và hưng thịnh. Nhìn từ lịch sử của dân tộc Bách Việt, từ thời Tần Hán đã bắt đầu bước lên con đường tiêu vong. Nhưng do bởi sự phát triển kinh tế xã hội của các tộc Bách Việt cùng với mức độ chịu ảnh hưởng văn hoá Hán không giống nhau, nên lịch sử tiêu vong của chúng hết thảy cũng không giống nhau, không chỉ biểu hiện trước sau về thời gian, mà còn phản ánh sự khác nhau về mức độ đồng hoá, nhân đó mới có thể có nguyên nhân ngày nay còn bảo tồn một số dân tộc thiểu số. Sự tiêu vong của một dân tộc hoàn toàn không phải là việc một sớm một chiều, mà là một quá trình biến hoá lịch sử trong một khoảng thời gian dài. Lúc Sở diệt Việt, từng bức một bộ phận người Vu Việt 于越 dời đến phương nam. Trong Sử kí – Việt Vương Câu Tiễn thế gia 史记 - 越王勾践世家 có ghi:

          Việt dĩ thử tán, chư tộc tử tranh vị, hoặc vi vương, hoặc vi quân, tân vu giang nam hải thượng, phục triều vu Sở.

          越以此散, 诸族子争位, 或为王, 或为君, 滨于江南海上, 服朝于楚

          (Nước Việt vì lẽ đó mà bị tan rã, con em trong các tộc tranh đoạt quyền vị, có người xưng vương, có người xưng quân, cư trú tại vùng duyên hải phía nam Trường Giang, triều phục nước Sở)

          Trong Việt tuyệt thư – Việt tuyệt ngoại truyện kí địa truyện 越绝书 - 越绝外传传记地传 cũng có nói:

          Sở Uy Vương diệt Vô Cương, Vô Cương tử Chi Hầu thiết tự (*) lập vi quân trưởng. Chi Hầu tử Tôn, thời quân trưởng. Tôn tử Thân thất chúng, Sở phạt chi, tẩu nam sơn.

          楚威王灭无疆, 无疆子之侯窃自 (*) 立为君长. 之侯子尊, 时君长. 尊子亲失众, 楚伐之, 走南山.

          (Sở Uy Vương diệt Vô Cương, con của Vô Cương là Chi Hầu ngầm tự lập làm quân trưởng. Con của Chi Hầu là Tôn, đương thời cũng là quân trưởng. Con của Tôn là Thân, không được lòng bách tính, khi Sở tấn công, ông bỏ chạy đến nam sơn.)

          Người Vu Việt 于越lui về trấn thủ vùng duyên hải, lại trải qua ba đời là Chi Hầu 之侯, Tôn , Thân kháng cự với nước Sở, cuối cùng mới dời đến khu vực người Việt vùng Chiết Giang 浙江 và Mân Bắc 闽北. Một bộ phận khác bị bức chạy đến miền núi. Thời Tần Hán, việc đối đãi các tộc Bách Việt của giai cấp thống trị, chính sách thống trị có những chỗ không giống nhau. Với Vu Việt 于越, Mân Việt 闽越và Đông Âu 东瓯dùng chính sách cưỡng bức đưa người Việt từ nơi gốc của họ dời đến khu vực của người Hán, như Tần Thuỷ Hoàng sau khi thống nhất Vu Việt:

          Thị thời tỉ Đại Việt dân trí Dư Hàng Y công Khẩu Chưng, nhi Ô Trình, Dư Hàng, Y, Hấp, Vô Hồ, Thạch Thành huyện dĩ nam, giai cố Đại Việt tỉ dân dã. (1)

          是时徙大越民置余杭伊攻口障而乌程余杭黟歙于湖石城县以南皆故大越徙民也. (1)

         (Lúc bấy giờ dời dân Đại Việt đến Dư Hàng Y Công Khẩu Chướng, mà Ô Trình, Dư Hàng, Y, Hấp, Vu Hồ, cùng phía nam huyện Thạch Thành đều là nhưng khu vực mà trước đây Đại Việt đã di dân đến)

          Khi Đông Âu Vương 东瓯王 thỉnh cầu quy Hán, Hán Vương triều tức lệnh “nãi tất cử chúng lai, xử Giang Hoài chi gian” 乃悉举众来处江淮之间 (2) (bèn đưa hết dân chúng đến ở khu vực giữa Trường Giang và sông Hoài). Hán Vương đối đãi Mân Việt cũng áp dụng những biện pháp như thế.

          Vu thị thiên tử viết, Đông Việt hiệp đa trở, Mân Việt hãn, số phản phục, chiếu quân lại giai tương kì dân tỉ xử Giang Hoài gian. Đông Việt địa toại hư . (3)

          于是天子曰, 东越狭多阻, 闽越悍, 数反复, 诏军吏皆将其民徙处江淮间. 东越地遂虚 (3)

          (Thế là thiên tử nói rằng, Đông Việt thì hẹp và nhiều hiểm trở, Mân Việt thì hung hãn, nhiều lần phản phục, chiếu lệnh cho quân và lại đưa dân nơi đó dời đến ở giữa vùng Trường Giang và sông Hoài. Đất Đông Việt bèn trống không.)

          Đối với quý tộc người Việt đầu hàng triều Hán thì phong tước cho họ, như phong cho Mân Việt Vương Cư Cổ 闽越王居股 làm Đông Thành Hầu 东成侯, được vạn hộ; phong Kiến Thành Hầu Ngao 建成侯敖làm Khai Lăng Hầu 开陵侯; phong Việt Diễn Hầu Ngô Dương 越衍侯吴阳 làm Bắc Thạch Hầu 北石侯; Đông Việt Tướng quân được phong làm Vô Tích Hầu 无锡侯 (4). Những quý tộc này cùng với người Việt được dời đến ở vùng Giang Hoài, họ rời khỏi đất cư trú của người Việt, tạp cư cùng Hán tộc, nhanh chóng bị cưỡng bức đồng hoá trở thành Hán tộc nơi đó, có người còn trở thành thành viên thống trị của vương triều Hán, Nghiêm Trợ 严助, Chu Mãi Thần 朱买臣của quận Cối Kê 会稽Chiết Giang 浙江, tổ tiên đều là người Việt (5). Một biện pháp khác là áp dụng chính sách di dân vùng biên, tức cưỡng bức đưa người trung nguyên dời đến khu vực Bách Việt, tạp cư cùng người Việt. Trong Sử kí – Tần Thuỷ Hoàng bản kỉ 史记 - 秦始皇本纪 có chép, Tần Thuỷ Hoàng năm thứ 28

          Nam đăng Lang Da ….. nãi tỉ kiềm thủ tam vạn hộ Lang Da đài hạ.

           南登琅玡 ….. 乃徙黔首三万户琅玡台下

          (Phía nam lên Lang Da ….. bèn dời ba vạn hộ dân đến dưới đại Lang Da)

          Khi Tần Thuỷ Hoàng tiến binh đến Lĩnh Nam 岭南, trừ phái xuất 50 vạn quân đội ra, vào

          Tam thập tam niên (tiền 204 niên) phát chư thường bô vong nhân, chuế tế, cổ nhân lược thủ Lục Lương địa, vi Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, dĩ thích khiển thú. (6)

          三十三年 ( 204 ) 发诸尝逋亡人, 赘婿, 贾人略取陆梁地, 为桂林, 象郡, 南海, 以适遣戍.

(Năm thứ 33 (năm 204 trước công nguyên), đưa những kẻ từng bỏ trốn, ở rể, đi buôn đánh đất Lục Lương, đặt làm Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người bị đi đày đến trấn giữ)

Hựu sử Uý Đà du Ngũ Lĩnh công Bách Việt, Uý Đà tri trung quốc lao cực, chỉ Vương bất lai, sử nhân thướng thư, cầu nữ vô phu gia giả tam vạn nhân, dĩ vị sĩ tốt y bổ. Tần Thuỷ Hoàng khả kì vạn ngũ thiên nhân. (7)

又使尉佗踰五岭攻百越, 尉佗知中国劳极, 止王不来, 使人上书, 求女无夫家者三万人, 以为士卒衣衣补. 秦始皇可其万五千人.

(Lại sai Uý Đà vượt Ngũ Lĩnh tấn công Bách Việt. Uý Đà biết trung nguyên đã rất mệt mỏi, nên lưu cư ở Nam Việt xưng Vương mà không trở về, đồng thời phái người dâng thư, yêu cầu triều đình tập trung ba vạn phụ nữ không có nhà chồng đến để may vá quần áo cho binh sĩ. Tần Thuỷ Hoàng đồng ý cấp cho ông một vạn năm ngàn người.)

Ngoài ra, vương triều Tần Hán còn thiết lập quận huyện tại khu vực đất Việt ở Lĩnh Nam, phái quan lại đến. Kẻ thống trị Hán tộc vào làm chủ đất Việt, người Hán bèn dời một số lượng lớn người Hán đến, đến thời Vương Mãng, lại dời “trung quốc tội nhân” đến tạp cư nơi đó.Theo sự di nhập không ngừng của người Hán, văn hoá Hán tộc tại khu vực đất Việt được truyền bá. Văn hoá Hán không chỉ là đại biểu cho ý thức tư tưởng của kẻ thống trị người Hán đương thời, mà còn là một loại văn hoá tương đối tiên tiến, điều này đối với người Việt đã sản sinh tác dụng to lớn. Bất luận giai cấp thống trị áp dụng biện pháp nào, cũng không khó để nhìn thấy mục đích của họ đều là để thống trị và đồng hoá người Việt, do vậy đã tăng nhanh quá trình tiêu vong của dân tộc Bách Việt. …

                                                                     (còn tiếp)

Chú của nguyên tác

1- Việt tuyệt thư – Việt tuyệt ngoại truyện 越绝书 - 越绝外传 Việt tuyệt ngoại truyện kí Ngô địa truyện 越绝外传记吴地传

2- Sử kí – Đông Việt liệt truyện 东越列传

3- Sử kí – Đông Việt liệt truyện 东越列传

4- Sử kí – Đông Việt liệt truyện 东越列传

5- Âu Đại Nhậm 欧大任: Bách Việt tiên hiền chí 百越先贤志

6- Sử kí – Tần Thuỷ Hoàng bản kỉ 史记 - 秦始皇本纪

7- Sử kí – Hoài Nam Vương liêt truyện 史记 - 淮南王列传

Chú của người dịch

*- Ở đây trong nguyên tác in nhầm là chữ (mục).

                                                            Huỳnh Chương Hưng

                                                            Quy Nhơn 17/7/2022

Nguồn

BÁCH VIỆT SỬ LUẬN TẬP

百越史论集

Chủ biên: Vương Ý Chi  王懿之, Lí Cảnh Dục 李景煜

Vân Nam Dân tộc xuất bản xã, 1989

 

Previous Post Next Post