Dịch thuật: Độc thư bất khả tri túc, tiếp vật bất khả cầu bị (Vi lô dạ thoại)

 

读书不可知足   接物不可求备

          求备之心, 可用之以修身, 不可用之以接物. 知足之心, 可用之以处境, 不可用之以独书.

                                                                                   (围炉夜话)

ĐỘC THƯ BẤT KHẢ TRI TÚC  TIẾP VẬT BẤT KHẢ CẦU BỊ

          Cầu bị chi tâm, khả dụng chi dĩ tu thân, bất khả dụng chi dĩ tiếp vật. Tri túc chi tâm, khả dụng chi dĩ xử cảnh, bất khả dụng chi dĩ độc thư.

                                                                               (Vi lô dạ thoại)

ĐỌC SÁCH KHÔNG THỂ BIẾT ĐỦ   TIẾP VẬT KHÔNG THỂ CẦU BỊ

          Tâm truy cầu hoàn bị, có thể dùng vào việc tu thân, không thể dùng vào việc đãi nhân tiếp vật. Tâm dễ thoả mãn, có thể dùng vào việc thích ứng với hoàn cảnh, không thể dùng vào việc đọc sách.

Phân tích và thưởng thức

          Truy cầu hoàn bị phải xem sự vật mà định, giống như trồng hoa, nếu như trồng hoa lan, đương nhiên cần nó phải càng tươi càng đẹp, nếu như hoa anh túc (cây thuốc phiện), há có thể cần nó phải phải lớn phải xinh sao? Nhu cầu vật chất vĩnh viễn không bao giờ thoả mãn cho đủ được, chỉ cần qua được là có thể, bản

thân dục vọng là một vực sâu không đáy, tuyệt nhiên không thể lấp đầy. Còn như việc tu tâm dưỡng tính của cá nhân, tuy cũng là cảnh giới không thể ngừng, nhưng so với việc truy cầu vật chất, một đằng là tiến vào vực thẳm, dần mất đi ánh sáng, một đằng là leo lên núi cao, ngẩng đón ánh nắng mặt trời. Sự vui vè của tâm tính là trường cửu, còn sự kích thích của dục vọng là ngắn ngủi, rốt cuộc là cái nào đáng để truy cầu, cái nào không nên thái quá là một việc vô cùng rõ ràng, sự hoan hỉ của con người đều tại tâm không phải tại vật.

          Cũng như vậy, tâm biết đủ cũng phải giỏi ở chỗ vận dụng, trong hoàn cảnh xấu, nên thường cảm thấy thoả mãn, có như vậy mới có thể tránh được việc oán trời trách người, khiến tâm cảnh giữ được bình hoà, trong bình hoà cầu tiến bộ, không đến mức mất đi thiên kiến. Nhưng ở việc cầu tiến bộ cho việc học, thì lại vĩnh viễn không bao giờ biết đủ. Nếu biết đủ thì không cách nào cầu tiến bộ cho tri thức và trí tuệ, do đó trong năng lực và cảnh giới của sinh mệnh đều không cách nào có được sự phát huy và đột phá to lớn.

Chú của người dịch

Vi lô dạ thoại 围炉夜话: là một tác phẩm nổi tiếng đời Thanh, tác giả là Vương Vĩnh Bân 王永彬. Vi lô dạ thoại có 221 tắc, đề cập nhiều phương diện như đạo đức, tu thân, độc thư, an bần lạc đạo, giáo tử, trung hiếu, cần kiệm … nêu rõ hàm nghĩa sâu xa: lập đức, lập công, lập ngôn đều lấy “lập nghiệp” làm gốc.Vi lô dạ thoại 围炉夜话cùng với Thái căn đàm 菜根谭, Tiểu song u kí 小窗幽记 được gọi chung là “xử thế tam đại kì thư”.

Vương Vĩnh Bân 王永彬:

          Vương Vĩnh Bân tự Nghi Sơn 宜山, người đời gọi ông là Nghi Sơn tiên sinh 宜山先生, con cháu đời sau của họ Vương gọi ông là Nghi Sơn công 宜山公. Cuộc đời ông trải qua 5 vương triều: Càn Long 乾隆, Gia Khánh 嘉庆, Đạo Quang 道光, Hàm Phong 咸丰, Đồng Trị 同治. Ông sinh ngày 23 tháng Giêng năm Nhâm Tí thời Càn Long, mất ngày 25 tháng Giêng năm Kỉ Tị thời Đồng Trị, hưởng thọ 78 tuổi.

          Nguồn http://baike.baidu.com/view/53686.htm

                                                                     Huỳnh Chương Hưng

                                                                     Quy Nhơn 16/7/2022

Previous Post Next Post