Dịch thuật: Chữ "kính" 敬 trong Hán ngữ cổ (Vương Lực)

 

CHỮ “KÍNH” TRONG HÁN NGỮ CỔ 

1- Nghiêm túc.

          Trong Tả truyện – Tuyên Công nhị niên 左傳 - 宣公二年 có câu:

Bất vong cung kính

不忘恭敬

(Không quên cung kính)

          Trong Luận ngữ - Tử Lộ 論語 - 子路:

Cư xử cung, chấp sự kính, dữ nhân trung.

居處恭, 執事敬, 與人忠

(Lúc bình thường sinh hoạt phải đoan trang cẩn thận, lúc làm việc phải nghiên túc chăm chỉ, lúc đối xử với người khác phải trung thực)

2- Động từ: Tôn kính, tôn trọng.

          Trong Luận ngữ - Tiên tiến 論語 - 先進 có ghi:

Môn nhân bất kính Tử Lộ

門人不敬子路

(Môn nhân không tôn kính Tử Lộ)

Phân biệt “cung”    và “kính”

          “Cung” và “kính” là từ đồng nghĩa. Phân ra mà nói, “cung” chú trọng về phương diện bên ngoài; “kính” chú trọng về phương diện nội tâm. Ý nghĩa của “kính” rộng hơn “cung” , thường chỉ sự tu dưỡng về nội tâm. Đối xử nghiêm túc với bản thân mình. Như trong Luận ngữ - Công Dã Tràng 論語 - 公冶長 có câu:

Kì hành kỉ dã cung, kì sự thượng dã kính.

其行己也恭, 其事上也敬

((Tử Sản – ND) khi làm việc cho mình thì trang trọng, thờ phụng bề trên thì cung kính)

Trong thiên Nhan Uyên 顏淵:

Quân tử kính nhi vô thất, dữ nhân cung nhi hữu lễ.

君子敬而而無失, 與人恭而有禮

(Quân tử đối với việc thì nghiêm túc chăm chỉ không để sai sót, đối với người thì cung kính hợp với quy định của lễ)

Trong thiên Tử Lộ 子路:

Cư xử cung, chấp sự kính

居處恭, 執事敬

(Lúc bình thường sinh hoạt phải đoan trang cẩn thận, lúc làm việc phải nghiên túc chăm chỉ)

Và trong thiên Quý thị 季氏:

Mạo tư cung ….. sự tư kính

貌思恭, ….. 事思敬

(Diện mạo thì giữ cho đoan trang ….. làm việc thì giữ cho nghiêm túc)

          Những ví dụ trên đều có thể nói rõ sự khu biệt khi phân ra dùng “cung” và “kính”

                                                                   Huỳnh Chương Hưng

                                                                   Quy Nhơn 22/7/2022

Nguyên tác Trung văn trong

CỔ ĐẠI HÁN NGỮ

古代漢語

(tập 1)

Chủ biên: Vương Lực 王力

Trung Hoa thư cục, 1998.

Previous Post Next Post