VẠN TỬ NHẤT SINH
万死一生
Giải thích: Ví sinh mệnh gặp lúc vô cùng
nguy hiểm
Xuất xứ: Đường . Ngô Cạnh 吴競: Trinh Quán chính yếu 贞观政要
Cuối
đời Tuỳ 隋,
quân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, Lí Uyên 李渊phụng chỉ đến Sơn Tây 山西, Hà Đông 河东, trấn áp quân khởi nghĩa. Lí Thế
Dân 李世民
lúc bấy giờ mới 18
tuổi liền tham gia tác chiến với nghĩa quân. Đối với quan quân của triều Tuỳ,
nghĩa quân bắt đầu phản công mạnh mẽ. Vùng hạ du Hoàng hà 黄河cùng khu vực Giang Hoài 江淮 rộng lớn, dường như bị nghĩa
quân khống chế.
Lí
Uyên trấn thủ tại Thái Nguyên 太原, tuy là viên quan của triều Tuỳ, nhưng không hề là thân
tín, Tuỳ Dượng Đế Dương Quảng 隋炀帝杨广 phái người đến Thái Nguyên để giám sát hành động của ông. Lí
Thế Dân khuyên phụ thân:
-
Nay đạo tặc ngày càng nhiều, khắp cả
thiên hạ. Cha phụng chiếu thảo tặc nhưng có dẹp được hết không? Cha dẹp không hết
có khi lại mắc tội.
Lí
Thế Dân xúi phụ thân khởi binh tự lập. Lí Uyên cuối cùng bị thuyết phục, tại
Thái Nguyên khởi binh, lập quốc hiệu là Đường 唐, từ trấn áp quân khởi nghĩa
chuyển thành lợi dụng quân khởi nghĩa.
Lúc
bấy giờ Tuỳ Dượng Đế tại Dương Châu 扬州 bị thân tín là Vũ Văn Hoá Cập 宇文化及 mưu sát, triều Tuỳ theo đó mà
diệt vong. Từ đó quân Đường triển khai cuộc chiến tranh thống nhất Trung Quốc.
Thủ
hạ của Lí Thế Dân đều là những người xuất thân thấp kém, như Uý Trì Kính Đức 尉迟敬德 (thợ rèn), Tần Thúc Bảo 秦叔宝 (tiểu lại), Trương Lượng 张亮 (nông dân). Có người là nho
sinh dạy học, có người là văn sĩ nổi tiếng, lại thêm Phòng Huyền Linh 房玄龄, Đỗ Như Hối 杜如晦, Lí Tĩnh 李靖 v.v… Lí Thế Dân và những người
này vào sinh ra tử, thân trải qua vô số chiến dịch, mới ổn định được thiên hạ.
Cho nên Lí Thế Dân từng nói:
- Những người này cùng theo ta đánh trận, vô
cùng gian khổ, thoát được vạn lần chết chỉ gặp được một lần sống (đào xuất vạn tử,
nhi ngộ nhất sinh 逃出万死,
而遇一生).
Người đời sau đem câu nói đó diễn hoá thành thành ngữ “Vạn tử nhất sinh” 万死一生.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 15/5/2022
Nguyên tác Trung văn
VẠN TỬ NHẤT SINH
万死一生
TRUNG QUỐC THÀNH NGỮ CỐ SỰ TỔNG TẬP
中国成语故事总集
(tập 1)
Chủ biên: Đường Kì 唐麒
Trường Xuân – Thời đại văn nghệ xuất bản xã, 2004