Dịch thuật: Giống mũi tên lại giống chim - Bàn về chữ "chí" 至

 

GIỐNG MŨI TÊN LẠI GIỐNG CHIM

Bàn về chữ “chí” 

          Chữ “chí” kim văn giống như mũi tên từ xa giáng xuống đất, lại giống một con chim từ trên cao bay xuống đất. Dưới cùng của chữ (chí) là một nét ngang, biểu thị mặt đất, nửa phần trên giống mũi tên hoặc con chim. “Chí” tuy có hai cách nói, nhưng đều mang ý nghĩa rơi xuống đất. Cho nên nghĩa gốc của “chí” chính là “đến”. Ví dụ như trong Tuân Tử 荀子có câu:

Bất tích khuể bộ vô dĩ chí thiên lí

不积跬步无以至千里

(Không góp được nửa bước một bước thì không thể đến được chỗ xa ngàn dặm)

          Và như “Hạ chí” 夏至, chính là nói ngày dài dất trong năm đến; “Đông chí” 冬至 chính là ngày ngắn nhất trong năm đến.

          Trong Chính tự thông 正字通cũng nói:

Hạ chí nhật trường chí

夏至日长至

Tức là Hạ chí ngày dài nhất đến vào ngày này. Cũng như vậy:

Đông chí nhật đoản chí

冬至日短至

Tức ngày ngắn nhất trong năm đến vào ngày này.

          Những chữ như (đáo), (trí), (trăn), (điệt) đều là do chữ (chí) tổ thành. “Chí” ý nghĩa là “đáo” , “đáo” so với “chí” nhiều hơn thanh phù (đao) , nhưng ý nghĩa tương đồng. “Trí” mang nghĩa là tống đạt, đưa đến, như “diện trí” 面致, “trí ý” 致意v.v… “Trăn” cũng có nghĩa là đến, như “trăn vu hoàn thiện” 臻于完善 tức “chí vu hoàn thiện” 至于完善 (đi đến chỗ hoàn thiện). “Điệt” cũng có chữ (chí). “Điệt” sao lại có ý nghĩa là đến? Điều này phải bắt đầu nói từ chế độ hôn nhân thời cổ. Trong xã hội mẫu hệ, chế độ hôn nhân lấy mẫu hệ làm trung tâm, lúc bấy giờ con gái lớn lên không phải gả cho chàng trai, mà là chàng trai rời khỏi gia tộc của mình đi đến nhà gái. Tức là điều mà nói “nam tùng nữ cư” 男从女居 (nam theo ở bên nhà nữ). Đợi đến khi chàng trai tại nhà gái có được con, sẽ tái hôn phối đến bộ tộc cũ, tức  mang ý nghĩa “quy chí” 归至 (trở về đến). Cho nên từ “điệt” là cách xưng hô của lớp cha chú gọi con của anh chị em mình. (*) Trong Thông nhã 通雅có nói:

Nam tử vị tỉ chi tử vi xuất, nữ tử dĩ huynh đệ chi tử vi điệt.

男子谓姊之子为出, 女子以兄弟之子为

(Nam tử gọi con của chị là “xuất”, nữ tử lấy con của anh em trai làm “điệt”)

          Lại nói:

          Điệt tùng kì cô, đối cô phương vân điệt, kim tắc đối thúc bá giai vân điệt hĩ, hựu cải vi (nhân bàng đích) (1)  hĩ .

          姪从其姑, 对姑方云姪, 今则对叔伯皆云姪矣, 又改为侄 (人旁的) .

          (Điệt là theo cô của mình, đối với cô mới xưng là điệt, nay là đối với chú bác cũng đều xưng là điệt, lại đổi sang chữ có bộ nhân bên cạnh). )

          “Chí” có nhiều từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa có “đồng trung hữu dị” 同中有异(trong giống có khác), “đại đồng tiểu dị” 大同小异 (giống nhau trên đại thể, khác nhau ở chi tiết); lại có từ “dị trung hữu đồng” 异中有同 (trong khác có giống). Từ đồng nghĩa “dị trung hữu đồng”, cũng chính là “nhất nghĩa sổ từ” 一义数词 (một nghĩa mà có mấy từ), nó tương phản với “nhất từ sổ nghĩa” 一词数义 (một từ mà có mấy nghĩa). “Chí” có nhiều từ đồng nghĩa “dị trung hữu đồng”, như (hất), (lai), (để), (bạc), (cách), (phóng) v.v… (hất) có nghĩa là đến, “hất vu kim” 迄于今 (đến nay) tức “chí vu kim” 至于今; (lai) có nghĩa là đến, điều mà gọi là “vật chi chí giả viết lai” 物之至者曰来 (vật mà đến gọi là lai); (để) có nghĩa là đến, “để Vân Dương” 抵云阳 (đến Vân Dương) tức “chí Vân Dương” 至云阳; (bạc) cũng có nghĩa là đến, “bạc Tần Vương chi triều” 薄秦王之朝 (đến triều Tần Vương) tức “chí Tần Vương chi triều” 至秦王之朝; (cách) có nghĩa là đến, Chu Hi 朱熹 nói rằng:

Cách, chí dã, cùng chí sự vật chi lí, dục cùng kì cực, vô bất đáo dã. (2)

, 至也, 穷至事物之理, 欲穷其极, 无不到也.

(Cách là đến, đi đến cùng cái lí của sự vật, đến tận cùng đầu mối của nó, không chỗ nào là không đến)

          Chính là nói, “cách” có ý nghĩa là đi đến tận cùng, cùng cực. Ví dụ như “cách trí” 格致 (đi đến tận cùng nguồn gốc của sự vật), tức nói tắt của cụm từ “cách vật trí tri” 格物致知, nó mang ý nghĩa nghiên cứu đến tận cùng nguồn gốc của sự vật, từ đó mà có được tri thức. (phóng) cũng có nghĩa là đến. Như “ma đính phóng chủng” 摩顶放踵 tức từ đầu đến gót chân đều bị tổn thương, hình dung không sợ lao khổ, không nghĩ đến bản thân, chữ (phóng) ở đây có nghĩa là đến.

Chú của nguyên tác

1- Phương Dĩ Trí 方方以智: Thông nhã 通雅, trang 654, Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã.

2- Xem Lục Tông Đạt 陆宗达: Huấn hỗ giản luận 训诂简论, trang 17, Bắc Kinh xuất bản xã.

Chú của người dịch

*- Cách xưng hô hiện nay ở Trung Quốc:

          - Gọi con của anh hoặc em trai mình là “điệt” (zhí), cũng viết là , tức cùng họ với mình. Nếu cháu trai thì gọi là “điệt tử” 侄子 hoặc “điệt nhi” 侄儿, cháu gái thì gọi là “điệt nữ” 侄女.

          - Gọi con của chị hoặc em gái mình là “sanh” (shēng), tức khác họ với mình. Cậu gọi cháu trai là “ngoại sanh” 外甥, gọi cháu gái là “ngoại sanh nữ” 外甥女. Dì gọi cháu trai là “di sanh” 姨甥, gọi cháu gái là “di sanh nữ” 姨甥女.

                                                          Huỳnh Chương Hưng

                                                          Quy Nhơn 02/5/2022

Nguyên tác Trung văn

TƯỢNG THỈ HỰU TƯỢNG ĐIỂU

ĐÀM “CHÍ

像矢又像鸟

 

Trong quyển

HÁN TỰ THẬP THÚ

汉字拾趣

Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)

Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998

Previous Post Next Post