Dịch thuật: Nguyên nhân gây ra vụ "phần thư khanh nho"

 

NGUYÊN NHÂN GÂY RA VỤ “PHẦN THƯ KHANH NHO”

1- Sự cần thiết kiến lập một hệ thống chính trị theo chủ nghĩa chuyên chế của triều Tần.

2- Một số nho sinh và du sĩ dẫn dụng kinh điển Nho gia, mượn dùng những ngôn luận của thánh hiền cổ đại để phê bình chính trị đương thời.

          Chỉ nguyên đối với việc “khanh nho” 坑儒 (chôn nho), các sử học gia vẫn có những tranh nghị, nhìn chung có ba cách nhìn:

          Thứ 1: Trong lịch sử không hề có sự kiện “phần thư khanh nho” 焚书坑儒 (đốt sách chôn nho), đó thuần tuý là do người đời sau bịa đặt ra. Theo quan điểm này là “nghi cổ phái” 疑古派 hưng khởi vào thời kì Dân Quốc. Những văn vật phát hiện được gần mấy chục năm nay đã ủng hộ tính cho tính chân thực của Sử kí 史记 của Tư Mã Thiên 司马迁, từ đó chứng minh quan điểm của “nghi cổ phái” không thành lập.

          Thứ 2: Đích xác có chôn sống một số người, nhưng chỉ là những phương sĩ, hoặc thuật sĩ. Tần Thuỷ Hoàng đốt Thi, Thư, còn những thư tịch khác như sách y dược, sách bói toán thì không nằm trong số bị đốt. Trong Sử kí của Tư Mã Thiên, chưa từng nhắc qua hai chữ “khanh nho” 坑儒. Huống hồ tuổi tác của Tư Mã Thiên và Hán Vũ Đế xấp xỉ nhau, theo tính toán (Hán Vũ Đế băng vào năm 87 trước công nguyên), thời gian phát sinh vụ phần thư khanh nho cách Tư Mã Thiên muộn nhất chưa vượt quá hơn 120 năm. Biên độ thời gian 120 năm có khái niệm gì? Nó tương đương với biên độ từ năm 2012 tính lui đến năm 1896 (khoảng thời Quang Tự 光绪 nhà Thanh). Tư Mã Thiên từ lúc hơn 10 tuổi đã bắt đầu đi khắp Trung Quốc, lúc 23 tuổi, phụ thân Tư Mã Đàm 司马谈 qua đời, Tư Mã Thiên tiếp nhận chức vụ của phụ thân, đảm nhậm chức Thái sử lệnh 太史令. Nếu bắt đầu tính từ năm Tư Mã Thiên 20 tuổi ( năm 147 trước công nguyên), biên độ thời gian cách sự kiện phần thư khanh nho (năm 212 trước công nguyên) chẳng qua 65 mà thôi, tương đương với từ năm 2011 tính trở về trước 65 năm (tương đương năm 1946 thời kì Trung Hoa Dân Quốc). Trong biên độ thời gian theo nghĩa hẹp, với học thức và địa vị cao như Tư Mã Thiên, thì sự kiện phần thư khanh nho không thể không biết rõ.

          Thứ 3: Trong biện luận liên quan đến chế độ quận huyện, Thừa tướng Lí Tư 李斯chỉ trích nhà nho theo cổ chế, thực hành chủ trương phân phong là không hợp thời.

Sách bị đốt là những sách nào? Vị sao bị đốt?

          Sách Thượng thư 尚书là chủ yếu nhất, bởi vì trong Thượng thư ghi chép những lí niệm trị thế của thánh vương thời cổ, mà Tần Thuỷ Hoàng tự cho mình “công cao Tam Hoàng, đức mại Ngũ Đế” 功高三皇, 德迈五帝 (công cao hơn Tam Hoàng, đức lớn hơn Ngũ Đế), cho nên lấy quan niệm trị thế của mình thay cho tư tưởng trị thế của thánh vương thời cổ. nặng về hiện tại mà đốt đi cái xưa.

          Thứ đến là Thi kinh 诗经, bởi vì trong Thi kinh đa phần tán tụng quân vương các đời, Tần Thuỷ Hoàng không muốn dư đảng của sáu nước ca tụng tiên vương của sáu nước.

Nhưng quan trọng nhất là quyển Đạo kinh 道经của phương sĩ. Quyển Đạo kinh này không phải là Đạo đức kinh 道德经 của Lão Tử 老子 như hiện nay. Quyển này chỉ lưu 16 chữ, 16 chữ tâm truyền:

          Nhân tâm duy nguy, đạo tâm duy vi; duy tinh duy nhất, doãn chấp quyết trung.

                                                         (Cổ văn Thượng thư – Đại Vũ mô)

          人心惟危, 道心惟微, 惟精惟一, 允执厥中.

                                                               (古文尚书 - 大禹谟)

          (Nhân tâm nguy hiểm, đạo tâm tinh vi, cần phải chuyên tâm nghiên cứu, cần phải chuyên nhất, thành thực giữ lấy trung đạo)

          Trong Tuân Tử - Giải tế thiên 荀子 - 解蔽篇 cũng có dẫn chú tương tự, nói rằng:

          “Đạo kinh” viết: ‘Nhân tâm chi nguy, đạo tâm chi vi’. Nguy vi chi ki, duy minh quân tử nhi hậu năng tri chi.

          道经” ‘人心之危, 道心之微’. 危微之几, 惟明君子而后能知之.

          (“Đạo kinh” nói rằng: ‘Nhân tâm nguy hiểm, đạo tâm tinh vi’. Manh mối của nguy và vi, chỉ có bậc quân tử sáng suốt mới có thể hiểu được)

          (Từ đó có thể suy đoán, từng có một bản Đạo kinh, tuyệt đối không phải chỉ hiện tồn 16 chữ)

          Bị chôn sống là những người nào? Vì sao bị chôn sống?

          Những người bị chôn sống không phải là nho sinh, mà là phương sĩ.

          Nhân vì những lời phương sĩ nói là đều là loại trường sinh bất lão, mà Tần Thuỷ Hoàng lại không thể tu thành, trường sinh cũng không phải là nhân có đan dược mà mà đạt đến được.

          Phương sĩ tiếp cận Thuỷ Hoàng, không phải  để luyện đan tìm thuốc, mà là để truyền “Đạo kinh” đến thiên hạ.

          Tần Thuỷ Hoàng thẹn quá hoá giận, cho rằng bọn phương sĩ đùa bỡn mình, thế là, trước tiên đốt Đạo kinh, sau chôn luôn bọn phương sĩ.

                                                                     Huỳnh Chương Hưng

                                                                     Quy Nhơn 17/4/2022

Nguồn

https://baike.baidu.com/item/%E7%84%9A%E4%B9%A6%E5%9D%91%E5%84%92/285421

Previous Post Next Post