PHƯƠNG THỨC CHÚ THÍCH CỔ THƯ
Chú
thích, nhìn từ mặt chữ mà biết được ý nghĩa, đó là tiến hành chú giải cùng
thích nghĩa một quyển sách nào đó để giúp độc giả hiểu. Trung Quốc có lịch sử
lâu đời, người đời sau đọc tác phẩm của tiền nhân, thường nhân vì do bởi sự
cách biệt về phương diện ngôn ngữ văn tự nên không có cách nào hiểu rõ, nhân đó
chú thích cổ thư trở thành một sự việc mà học giả các đời luôn nhiệt tình, dường
như những trứ tác kinh điển hiện có đều không chỉ dừng lại ở một bản chú thích.
Từ phương pháp chú thích mà nói, đại thể có thể phân làm 5 loại:
1- Truyện
传. Người xưa gọi kinh điển Nho gia là “kinh” 经, những trứ tác giải thích kinh thư gọi là “truyện” 传. Truyện là một loại văn tự từ để giải thích kinh văn,
phương thức chú thích là luận giải rõ đại nghĩa. Như Xuân Thu Tả thị truyện 春秋左氏传, Mao thi
truyện 毛诗传.
2- Tiên
笺. Tiên là đối với truyện tiến hành bổ sung đính chính.
Hoặc là đối với bộ phận giản lược, không rõ ràng tiến thêm một bước nói rõ, hoặc
là đề xuất ý kiến chú giải bất đồng. Như Trịnh
tiên 郑笺tiến hành chú giải đối với Mao
thi truyện 毛诗传.
3-
Chương cú 章句. Ý nghĩa tại “li chương biện cú” 离章辨句, không chỉ giải thích theo từng chữ, mà còn theo ý của
câu và ý nghĩa chính của toàn chương giải thích và phân tích rộng hơn. Như Mạnh Tử chương cú 孟子章句của Triệu Kì 赵歧thời Đông Hán.
4- Tập
giải 集解. Cũng gọi là “tập chú” 集注,
“tập thuyết” 集说, là thu tập giải thuyết của các nhà, đồng thời gia
thêm phương pháp chú thích của riêng mình. Như Luận ngữ tập giải 论语集解 của Hà Án 何晏 thời Nguỵ.
5- Sớ 疏. tức nghĩa sớ 义疏,
nghĩa chú 义注, chính nghĩa 正义,
sớ nghĩa 疏义. Đặc điểm chú thích của sớ là không những đối với
nguyên văn cổ thư tiến hành chú giải, đồng thời đối với chú giải của tiền nhân
cũng tiến hành chú giải. Như Luận ngữ
nghĩa sớ 论语义疏 của Lương Hoàng Khản 梁皇侃thời
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 09/3/2022
Nguồn
BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 3000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
不可不知的 3.000
个文化常识
Biên soạn: Tinh Hán 星汉
Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2010