Dịch thuật: Tại sao thời cổ xử phạt chém đầu phải là lúc "giờ Ngọ ba khắc"

 

TẠI SAO THỜI CỔ XỬ PHẠT CHÉM ĐẦU

PHẢI LÀ LÚC “GIỜ NGỌ BA KHẮC”

          Chúng ta thường nghe nói “Ngọ thời tam khắc vấn trảm” 午时三刻问斩 (giờ Ngọ ba khắc chém đầu), thế thì, tại sao người xưa hành hình phạm nhân lúc giờ Ngọ ba khắc?

          Vấn đề này phải bắt đầu nói từ việc phân chia thời gian của người xưa. Người xưa đem một ngày đêm phân làm thập nhị thời thần, lại phân 100 khắc  (“khắc” chỉ vết khắc trên một dụng cụ dùng để tính thời gian. Một ngày đêm nhỏ giọt đầy dụng cụ đó được phân làm 100 khắc)

          Giờ Ngọ khoảng từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều. Giờ Ngọ ba khắc là gần chính Ngọ 12 giờ, mặt trời ở giữa bầu trời, là lúc mà bóng âm trên mặt đất ngắn nhất. Con người ở vào lúc này xem ra là lúc khí dương thịnh nhất trong một ngày.

          Người xưa cho rằng, giết người là âm sự, coi như người bị giết là đúng tội.  Nhưng hồn quỷ của người đó đến quấy nhiễu, sẽ bất lợi đối với pháp quan, giám trảm quan, hành hình quan, hành hình lúc khí dương thịnh nhất, có thể chế ngự được hồn quỷ. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu nhất phải hành hình vào lúc giờ Ngọ ba khắc.

          Ngoài ra, lúc giờ Ngọ ba khắc, tinh lực của con người tiêu điều vắng lặng nhất, như nằm bên gối. Thời khắc đó xử quyết phạm nhân, nỗi đau đớn của phạm nhân sẽ giảm.

                                                             Huỳnh Chương Hưng

                                                              Quy Nhơn 18/11/2021 

 Nguyên tác Trung văn

Trong quyển

THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN

趣味文化知识大全

Thanh Thạch 青石 biên soạn

Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2013

Previous Post Next Post