Dịch thuật: Khẩu trung thư hoàng (Thường dụng điển cố)

 

KHẨU TRUNG THƯ HOÀNG

口中雌黄 

          Thư hoàng 雌黄: Tên một loại khoáng vật, có sắc vàng hoặc nâu. Người xưa khi viết dùng giấy màu vàng, nếu viết sai thì dùng thư hoàng bôi lên rồi viết lại. “Khẩu trung thư hoàng” 口中雌黄ý nói miệng nói bậy, rồi tuỳ ý nói lại.

Điển xuất từ Tấn thư – Vương Diễn truyện:  晋书 -王衍传:

          Vương Diễn 王衍 thời Tây Tấn nghiên cứu triết học Lão Trang, giỏi bàn triết lí, lúc gặp ý lí không thoả đáng liền tuỳ tiện sửa đổi cách nói. Người đương thời gọi ông là “khẩu trung thư hoàng” 口中雌黄.

                                                                  Huỳnh Chương Hưng

                                                                   Quy Nhơn 12/11/2021

Nguồn

THƯỜNG DỤNG ĐIỂN CỔ

常用典故

Biên soạn: Tôn Lập Quần 孙立群, Lí Ái Trân 李爱珍

Thượng Hải đại học xuất bản xã, 2005 

Phụ lục của người dịch

          Tấn . Tôn Thịnh “Tấn Dương thu”

          Vương Diễn, tự Di Phủ, năng ngôn, vu ý hữu bất an giả, triếp canh dịch chi. thời hiệu “khẩu trung thư hoàng”.

. 孙盛: “晋阳秋”:

          王衍, 字夷甫, 能言, 于意不安者, 辄更易之, 时号口中书黄.

          (Trong “Tấn Dương Thu” của Tôn Thịnh đời Tấn có chép:

          Vương Diễn, tự Di Phủ, giỏi ăn nói, khi gặp ý không thoả đáng liền thay đổi, lúc bấy giờ có hiệu là “khẩu trung thư hoàng”)

http://hy.httpcn.com/html/chengyu/24/45744324473

          (Thành ngữ đại từ điển 成语大词典Bắc Kinh - Thương vụ ấn thư quán Quốc Tề hữu hạn công ti. 2004)

Previous Post Next Post