Dịch thuật: Việc sáng lập Toàn Chân đạo có ý nghĩa lịch sử gì

 

VIỆC SÁNG LẬP TOÀN CHÂN ĐẠO CÓ Ý NGHĨA LỊCH SỬ GÌ 

          Niên hiệu Đại Định 大定thứ 5 triều Kim Thế Tông 金世宗 (năm 1167), Vương Trùng Dương 王重阳 tại Sơn Đông 山东 kiến lập 5 giáo hội: Tam giáo Kim Liên hội 三教金莲会, Tam giáo Ngọc Hoa hội三教玉华会, Tam giáo Tam Quang hội三教三光会, Tam giáo Thất Bảo hội三教七宝会, Tam giáo Bình Đẳng hội三教平等会, chính thức sáng lập Toàn Chân đạo 全真道. Toàn Chân đạo và các đạo phái cũ truyền thống có khác nhau. Cùng thời kì đó, với Thái Nhất giáo 太一教xuất hiện tương đối sớm và Đại Đạo giáo 大道教, cũng có sự sai biệt tương đối lớn. Sự xuất hiện của Toàn Chân đạo có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử phát triển Đạo giáo.

          Năm giáo hội của Toàn Chân đạo đều lấy “tam giáo” 三教 đặt ở đầu , tức biểu thị tam giáo hợp nhất của Toàn Chân đạo, dung hợp chủ trương Nho, Thích. Về mặt tu hành chuyên chú nội đan, không chuộng bùa chú. Đồng thời học tập theo Phật giáo khởi xướng đạo sĩ xuất gia, kiến lập thanh quy giới luật của cung quán Đạo giáo. Toàn Chân đạo thuận ứng trào lưu thời đại “tam giáo hợp nhất” 三教合一, kế thừa Đạo gia, ý chỉ thanh tĩnh vô vi của Đạo giáo cùng học thuyết nội đan, dung nhiếp tư tưởng lục đạo luân hồi, nhân quả báo ứng, phổ độ chúng sinh của Phật giáo và cái học Thiền tông tâm tính, cho đến cả học tập theo chế độ tùng lâm, hình thức xuất gia của Thiền tông, thu nạp tư tưởng luân lí Nho gia, tổ thành một hệ thống giáo nghĩa, giáo chế đặc biệt, to lớn và phong phú, khiến cho nội đan của Đạo giáo về học thuyết và phương diện tổ chức đều có sự nâng cao tương đối lớn, đó là lần biến cách trọng đại trong lịch sử Đạo giáo. Sau Khâu Xử Cơ 邱处机, Toàn Chân Đạo vào đời Nguyên đã đạt được sự phát triển rất lớn, đạo phái mới phương bắc cũng dần hợp lưu, còn với phương nam ngang hàng với đạo giáo bùa chú mà Chính Nhất đạo 正一道đứng đầu. Đến đời Minh và đời Thanh, Toàn Chân đạo là một trong những đạo phái lớn nhất Trung Quốc trước giải phóng.

                                                                Huỳnh Chương Hưng

                                                                 Quy Nhơn 30/10/2021

Nguồn 

ĐẠO GIÁO THƯỜNG THỨC ĐÁP VẤN

道教常识答问

Tác giả: Khanh Hi Thái 卿希泰

                   Vương Chí Trung 王志忠

                   Đường Đại Triều 唐大潮

Giang Tô cổ tịch xuất bản xã, 1996

Previous Post Next Post