Dịch thuật: Nguồn gốc danh xưng tỉnh, thị, khu tự trị hiện hành của Trung Quốc (kì 2)

 

NGUỒN GỐC DANH XƯNG TỈNH, THỊ, KHU TỰ TRỊ

 HIỆN HÀNH CỦA TRUNG QUỐC

(kì 2)

          Hà Bắc 河北: Tức về phía đông Thái Hàng sơn 太行山, phía bắc Hoàng hà 黄河, xưa thuộc vùng đất Yên, Triệu, được quy hoạch làm khu vực hành chính bắt đầu từ đời Đường thiết lập “Hà Bắc đạo” 河北道, thời Ngũ đại theo đó không thay đổi. Từ đời Tống về sau từng phân làm Hà Bắc đông lộ 河北东路 và Hà Bắc tây lộ 河北西路. Đời Nguyên đặt Trung thư sảnh 中书省, đời Minh trực thuộc kinh sư, đời Thanh đổi gọi là tỉnh Trực Lệ 直隶. Năm 1928, chính phủ Quốc Dân đảng đổi làm tỉnh Hà Bắc 河北. Sau khi nước Trung Hoa mới thành lập, tỉnh hội ban đầu đặt ở thành phố Thiên Tân 天津, sau dời đến thành phố Bảo Định 保定, rồi lại dời đến thành phố Thạch Gia Trang 石家庄. Vùng đất này trong thiên Vũ cống 禹贡 thuộc Kí Châu 冀州, gọi tắt là Kí .

          Sơn Tây 山西: Tức phía tây Thái Hàng sơn太行山, thời cổ gọi là “Đường” , thời Xuân Thu thuộc Tấn, thời Chiến Quốc phân làm Hàn, Triệu, Nguỵ, cho nên gọi là “Tam Tấn” 三晋. Từ đời Đường về sau lấy Trường An 长安làm đô, gọi phía đông Hoàng hà 黄河, phía tây Thái Hàng sơn 太行山 là Hà Đông 河东, thiết lập Hà Đông đạo 河东道, vở Kinh kịch “Há Hà Đông” 下河东tức chỉ nơi này. Đời Nguyên lấy Bắc Kinh 北京 hiện nay làm đô thành, gọi phía tây Thái Hàng sơn 太行山 là Sơn Tây山西, thiết lập Hà Đông Sơn Tây lưỡng đạo Tuyên phủ ti 河东山西两道宣抚司, thuộc Trung thư sảnh中书省. Thời Minh Thanh là tỉnh Sơn Tây 山西, từ đó theo đến hiện nay. Tỉnh hội hiện nay là thành phố Thái Nguyên 太原, gọi tắt là “Tấn” .

          Khu tự trị Nội Mông Cổ 内蒙古: Vị trí tại phía bắc Trung Quốc, tiếp giáp với nước Mông Cổ 蒙古 và Nga La Tư 俄罗斯. Mông Cổ nguyên là tên bộ tộc ở cao nguyên Mông Cổ, đời Đường đã thấy ghi chép trong văn hiến. Đến đầu thế kỉ 13, Thành Cát Tư Hàn (Hãn) 成吉思汗 (1) kiến lập Hàn (Hãn) quốc Mông Cổ, sau Hốt Tất Liệt 忽必烈xuống phía nam diệt Kim, kiến lập triều Nguyên, xưng hùng một thời. Từ thời Minh Thanh, theo tập quán, đem Mông Cổ phân làm hai bộ phận là Nội và Ngoại. Nội Mông Cổ chỉ phía nam đại mạc, phía bắc Trường thành, phía đông khởi đầu từ Triết Lí Mộc 哲里木, phía tây đến khu vực Hà Sáo 河套 rộng lớn. Ngày 1 tháng 5 năm 1947, thành lập khu tự trị Nội Mông Cổ, thủ phủ là Hô Hoà Hạo Đặc 呼和浩特, gọi tắt là “Nội Mông Cổ” 内蒙古.

          Liêu Ninh 辽宁: Tại lưu vực Liêu hà 辽河, thời Chiến Quốc thuộc Yên, là quận Liêu Đông 辽东, trung tâm chính trị tại thành phố Liêu Dương 辽阳 hiện nay. Thời Tần Hán lập quận Liêu Đông 辽东, Liêu Tây 辽西, về sau cũng còn gọi là Liêu Đông là Liêu Tả 辽左. Đời Nguyên lập hành tỉnh Liêu Dương 辽阳, trực thuộc kinh sư. Đầu đời Thanh, nhân vì là vùng đất phát tường của vương triều Thanh, lấy ý “phụng thiên thừa vận” 奉天承运, đổi gọi là tỉnh Phụng Thiên 奉天. Mãi đến năm 1929, Trương Học Lương 张学良 chủ trì Đông bắc quân chính, “dịch xí” 易帜 (đổi cờ) (2) phục tùng chính phủ trung ương Quốc Dân đảng, mới lấy ý nghĩa khu vực Liêu hà vĩnh cửu an ninh, đổi gọi là “Liêu Ninh” 辽宁dùng cho đến hiện nay. Hiện tỉnh hội là thành phố Thẩm Dương 沈阳, gọi tắt là “Liêu” .

          Cát Lâm 吉林: Ở trung bộ khu vực đông bắc, hai bên bờ sông Tùng Hoa 松花. Thời cổ là đất Túc Thận 肃慎, thời Hán thuộc quận Phù Dư 夫余, thời Đường là một bộ phận của Bột Hải quốc 渤海国, thời Liêu, Kim là Thượng Kinh đạo 上京道hoặc Thượng Kinh lộ 上京路, thời Nguyên thuộc Liêu Dương hành tỉnh 辽阳行省, thời Minh bị tộc Nữ Chân 女真khống chế, thời Thanh xây thành Cát Lâm Ô Lạp 吉林乌拉 bên bờ sông Tùng Hoa (nay là thành phố Cát Lâm 吉林), gọi tắt là Cát Lâm 吉林, trú Cát Lâm tướng quân. Cuối đời Thanh định làm tỉnh Cát Lâm 吉林đến nay. Hiện tỉnh hội là thành phố Trường Xuân 长春, gọi tắt là “Cát” .

          Hắc Long Giang 黑龙江: Ở vào góc đông bắc Trung Quốc. Thời cổ là đất Túc Thận 肃慎, thời Hán thuộc quận Phù Dư 夫余. Thời Liêu, Kim sở thuộc cũng như Cát Lâm 吉林. Tên gọi “Hắc Long Giang” 黑龙江 được thấy lần đầu tiên ở Liêu sử 辽史, nhân vì nước sông có sắc đen, uyển chuyển như rồng nên gọi là “Hắc Long Giang”. Năm 1956 thiết lập tên gọi này. Thời Minh bị tộc Nữ Chân 女真khống chế, đầu đời Thanh xây thành men theo sông, đặt “Hắc Long Giang Tướng quân phủ” 黑龙江将军府, tức nay là thành cũ Ái Huy 爱辉 (nay thuộc thành phố Hắc Hà 黑河). Cuối đời Thanh định làm tỉnh Hắc Long Giang黑龙江  đến nay. Hiện tỉnh hội là thành phố Cáp Nhĩ Tân 哈尔滨, gọi tắt là “Hắc” .

          Giang Tô 江苏: Ở hạ du Trường Giang 长江, bên bờ Hoàng Hải 黄海, thời Xuân Thu thuộc nước Ngô nước Sở. Thời Tần thuộc Đông Hải 东海, quận Cối Kê 会稽, thời Hán thuộc hai châu Từ Châu 徐州 và Dương Châu 扬州. Đầu đời Thanh lập làm tỉnh Giang Nam 江南, năm Khang Hi 康熙 thứ 6 (năm 1667) đổi lập Giang Tô thị Chính sứ ti 江苏市政使司, Lưỡng Giang Tổng đốc trú Giang Ninh phủ 两江总督驻江宁府 (nay là thành phố Nam Kinh 南京), Tuần phủ trú Tô Châu phủ 巡抚驻苏州府 (nay là thành phố Tô Châu苏州), hợp tên của hai nơi làm “Giang Tô” 江苏. Hiện tỉnh hội là thành phố Nam Kinh 南京, gọi tắt là “Tô” . ..... (còn tiếp)

Chú của người dịch

1- Thành Cát Tư Hàn (Hãn)  成吉思汗

- Về chữ :

Trong Khang Hi tự điển 康熙字典có các bính âm như sau: hàn (âm Hán Việt:  hãn), hán (âm Hán Việt: hàn), gān (âm Hán Việt: can).

- Bính âm hán (âm Hán Việt là hàn):

          “Đường vận”: hồ an thiết.

          “Tập vận”, “Vận hội”, “Chính vận”: hà can thiết. Tịnh âm (hàn)

          Khắc Hàn, tù trưởng chi xưng. Độc nhược 克韓 (khắc hàn).

          Hựu Bàn Hàn, Hán huyện danh. Độc Bàn Hàn.

          唐韻”: 胡安切.

     集韻”, “韻會”, “正韻”: 河干切. 並音寒.

     可汗, 酋長之稱. 讀若克韓.

     又番汗, 漢縣名. 音盤寒.

          “Đường vận” phiên thiết là “hồ an”.

          “Tập vận”, “Vận hội”, “Chính vận” phiên thiết là “hà can”. Đều có âm đọc là (hàn).

          可汗 “Khắc hàn là từ gọi tù trưởng. Đọc như 克韓 “khắc hàn”.”

          Lại có Bàn Hàn, tên một huyện đời Hán. Đọc là “Bàn Hàn”.

          (“Khang Hi tự điển”, Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2003, trang 553)

Trong Hán Việt tự điển của Thiều Chửu có âm “hãn” và “hàn”. Với âm “hàn” ghi rằng:

          Một âm là hàn, vua rợ Đột quyết gọi là khả hàn 可汗.

          (Ở chữ trang 73 thì có âm đọc là khắc hàn, ở đây lại là khả hàn. Chắc có lẽ tác giả nhầm – ND)

          (Nhà xuất bản Hồng Đức, 2015, trang 299)

          Trong Từ điển Hán Việt văn ngôn dẫn chứng của Nguyễn Tôn Nhan, chữ cũng có 2 âm đọc: “hãn” và  “hàn”. Với âm “hàn” ghi rằng:

          Vua Hung Nô được gọi là Khả Hàn 可汗 (cũng quen đọc là Hãn)

          Ở chữ ghi rằng:

          Tên gọi vua Tây Vực (Khả Hãn 可汗, đọc như Khắc Hàn)

          (Nhà xuất bản TP Hồ chí Minh, 2002, trang 736, trang 195)

          Như vậy chữ với nghĩa là tù trưởng đọc là “Hàn”, ta quen đọc là “Hãn”. 可汗 đọc là “Khắc Hàn”, ta quen đọc là “Khả Hãn”.

     成吉思汗  theo Trung văn, bính âm là  chéng jí sī hán, như vậy tên nhân vật đọc là Thành Cát Tư Hàn, nhưng ta quen đọc là Thành Cát Tư Hãn.

https://zhidao.baidu.com/question/2056870323719631107.html

http://www.cidianwang.com/cd/c/chengjisihan114927.htm 

2- Dịch xí易帜 (đổi cờ): Ngày 29 tháng 12 năm 1928, Tổng tư lệnh bảo an đông bắc là Trương Học Lương 张学良chính thức thông điện tuyên bố: Kể từ hôm nay tuân thủ Tam dân chủ nghĩa, phục tùng chính phủ Quốc Dân, thay đổi cờ.

http://news.sina.com.cn/2004-05-20/19593286872.shtml

                                                                          Huỳnh Chương Hưng

                                                                           Quy Nhơn 29/10/2021

Nguyên tác Trung văn

HIỆN HÀNH TỈNH, THỊ, TỰ TRỊ KHU DANH XƯNG ĐÍCH DO LAI

现行省市自治区名称的由来

Trong quyển

TRUNG QUỐC VĂN HOÁ YẾU LƯỢC

中国文化要略

Tác giả: Trình Dụ Trinh 程裕祯

Bắc Kinh: Ngoại ngữ giáo học dữ nghiên cứu xuất bản xã, 2017

Previous Post Next Post