Dịch thuật: Đơn vị hoá tệ thời cổ Trung Quốc

 

 ĐƠN VỊ HOÁ TỆ THỜI CỔ TRUNG QUỐC

          Tần Thuỷ Hoàng 秦始皇sau khi thống nhất Trung Quốc, cũng đã thống nhất hoá tệ. Thuỷ Hoàng quy định vàng là thượng tệ, đơn vị là “dật” (hợp 20 lượng); đồng là hạ tệ, đơn vị là “bán lượng” 半两, hình trạng là “phương khổng viên tiền” 方孔圆钱 (tiền tròn lỗ vuông). Hình chế của loại phương khổng viên tiền này được kéo dài dùng đến hơn 2000 năm. 1 dật ước khoảng 20 lượng vàng, đời Hán 1 lượng là 15.6 gam.

          “Ngũ thù” 五铢 là loại hoá tệ có thời gian sử dụng dài nhất trong lịch sử tiền tệ Trung Quốc., thời Hán Vũ Đế 汉武帝bắt đầu đúc và phát hành, mãi cho đến thời Đường Cao Tổ 唐高祖, tổng cộng lưu thông 720 năm. Sau đó, Đường Cao Tổ Lí Uyên 李渊 bắt đầu đúc tiền Khai Nguyên thông bảo 开元通宝, loại tiền này có ảnh hưởng cực kì sâu rộng đối với đời sau.

          Thù , 1/24 của 1 lượng. Đơn vị phát “hồng bao” 红包 của Doanh Chính 嬴政 là “dật”. 1 dật bằng 20 lượng.

          Thành ngữ “Dĩ dật xưng thù” 以镒称铢, dùng dật (20 lượng) sánh với thù (1/24 lượng), biểu thị lực lượng ở vào ưu thế tuyệt đối. Ngược lại, thành ngữ “Dĩ thù xưng dật” 以铢称镒, biểu thị lực lượng ở vào thế yếu tuyệt đối.

          Tri thời cổ bằng 1/4 của lượng, 1 tri bằng 6 thù . Tri và thù đều là đơn vị trọng lượng rất nhỏ, với một người mà tính khí hẹp hòi, chúng ta thường dùng thành ngữ “Tri thù tất giảo” 锱铢必较 (một chút cũng so đo tính toán).

                                                                            Huỳnh Chương Hưng

                                                                             Quy Nhơn 23/10/2021

Nguồn

THÚ THUYẾT TRUNG QUỐC SỬ

趣说中国史

Tác giả: Thú Ca 趣哥

Bắc Kinh – Đài Hải xuất bản xã, 2020

Previous Post Next Post