Dịch thuật: Lễ khí (kì 4 - hết) - Tượng trưng tường thuỵ

 

LỄ KHÍ

(kì 4 – hết) 

Tượng trưng tường thuỵ

           Lễ khí có lúc cũng tượng trưng cho tường thuỵ. Theo Sử kí – Hiếu Vũ Đế bản kỉ 史记 - 孝武本纪, thời Hán Vũ Đế 汉武帝, có người thông báo với triều đình, trong dân gian đào được một chiếc đỉnh khác với những chiếc đỉnh khác. Vũ Đế cảm thấy đó là tượng trưng cho quốc triều hưng thịnh, vui mừng đến nỗi quên hết tất cả, sai người đưa đỉnh vào trong cung. Để cho Vũ Đế vui với đại công không nên tự cho mình là đúng, một quan viên có lí tính đã kể cho Vũ Đế nghe một câu chuyện liên quan đến lịch sử và ý nghĩa của đỉnh, nói rằng:

          Tích Thái Đế hưng, thần đỉnh nhất. Nhất giả, nhất thống thiên địa, vạn vật sở hệ chung dã. Hoàng Đế tác bảo đỉnh tam, tượng thiên địa nhân dã. Vũ thu cửu mục chi kim chú cửu đỉnh, giai thường thương (1) phanh Thượng Đế quỷ thần, tao thánh tắc hưng, thiên vu Hạ Thương. Chu đức suy, Tống chi Xã vong, đỉnh nãi luân một nhi bất kiến.

          昔太帝兴, 神鼎一. 一者, 一统天地, 万物所系终也. 黄帝作宝鼎三, 象天地人也. 禹收九牧之金铸九鼎, 皆尝鬺 (1) 烹上帝鬼神, 遭圣则兴, 迁于夏商. 周德衰, 宋之社亡, 鼎乃沦没而不见.

          Ý nghĩa là Thái Đế đúc chiếc thần đỉnh sớm nhất, tượng trưng thiên địa nhất thống; về sau Hoàng Đế đúc ba chiếc đỉnh, tượng trưng tam tài thiên địa nhân; sau nữa Đại Vũ đúc chín đỉnh, chín đỉnh theo thiên địa chuyển di, từ Hạ Thương truyền đến Chu, đến cuối thời Đông Chu thì mất tăm.

          Ngầm ý của đoạn này là, trừ phi đào được chín đỉnh, nếu không thì không thể nói rõ điều gì. Kì thực, thời kì đào được đỉnh, quốc gia đang gặp phải nạn côn trùng xâm hại. Cũng giống như Vương Tôn Mãn 王孙满 (*), gián quan đã báo cho Hán Vũ Đế việc dời chuyển đỉnh của các đời có hay không có liên quan đến đức tính của đế vương, cho nên sự xuất hiện của đỉnh, bản thân nó không nói lên được điều gì. Thế là Hán Vũ Đế sau khi nghe, quyết định đem bảo đỉnh đó tàng trữ trong cung tế tự kĩ lưỡng.

          Thời gian lâu dài, vật có liên quan đến tường thuỵ chủ yếu là ngọc khí. Theo ghi chép trong Thập di kí 拾遗记 đời Tấn, thời gian Khổng mẫu mang thai, có một con kì lân đến trong sân nhà bà, miệng kì lân ngậm ngọc thư, trên có văn tự viết rằng:

Thuỷ tinh chi tử, kế Thương Chu nhi Tố Vương.

水精之子,继商周而素王

          (Con của Thuỷ tinh, nối tiếp nhà Thương nhà Chu làm Tố Vương)

          Khổng mẫu biết đó là thần thú, thế là đem dây tơ buộc ấn triện treo lên sừng kì lân, qua mấy ngày, kì lân mới rời đi. Câu chuyện vô cùng đơn giản nhưng lưu truyền rất rộng. Điều đáng chú ý đó là trong câu chuyện kì lân dùng ngọc thư để truyền đạt thiên ý.

          Trong Hiếu kinh thụ thần khế 孝经授神契 thời Đông Hán còn ghi chép một câu chuyện, nói rằng, Khổng Tử 孔子 lúc về già, cuối cùng hoàn thành bộ Hiếu kinh 孝经 4 quyển, cùng các trứ tác Xuân Thu 春秋, Hà đồ 河图, Lạc thư  洛书 tổng cộng 81 quyển, thế là thiết lập tế đàn cáo thiên địa. Khi Khổng Tử quỳ trước án, lúc giơ hai tay ra làm động tác tiếp nhận thiên cáo trời ban, trên trời có một vầng sáng soi đến trước án, hoá thành viên hoàng ngọc. Trên ngọc có khắc mấy chữ:

          Bảo văn xuất, Lưu Quý ác, mão kim đao, tại Chẩn bắc, tự hoà tử, thiên hạ phục.

          宝文出, 刘季握, 卯金刀, 在轸北, 字禾子, 天下服.

          Câu đó ý nghĩa là Khổng Tử ứng thiên mệnh mà tu soạn lục kinh, thay trời chế định phép tắc cho nhà Lưu Hán. Dự ngôn này không quan trọng, quan trọng là trong câu chuyện vẫn dùng ngọc khí để truyền đạt thiên ý.

          Cho nên nói, lễ khí, do bởi tính thần thánh vốn có của nó, thường được cho là môi giới trọng yếu câu thông giữa trời với người. Nhân đó, trong cuộc sống hiện thực, nó được đối đãi như loại khí vật đặc biệt; trong câu chuyện thần thoại, nó được sắp xếp là nguyên tố mấu chốt để truyền đạt thiên ý.    (hết)

Chú của nguyên tác

1- Thương : Nấu thịt các loại thú để tế tự.

Chú của người dịch

*- Năm 606 trước công nguyên, Sở Trang Vương 楚庄王 thảo phạt Lục Hồn chi nhung 陆浑之戎, đánh đến đô thành của triều Chu. Thế là đồn binh gần đô thành. Chu Định Vương 周定王vô cùng lo lắng, bèn lấy lí do khao công lao Sở Vương, phái Vương Tôn Mãn 王孙满 đi thăm dò ý của Sở Vương. Không ngờ, trong lúc nhàn đàm, Sở Vương hỏi đến kích cỡ lớn nhỏ, trọng lượng nặng nhẹ của đỉnh nhà Chu, đó chính là câu chuyện “Vấn đỉnh trung nguyên” 问鼎中原.

          Sở Vương hỏi đỉnh, lập tức khiến Vương Tôn Mãn cảnh giác, đỉnh là trọng khí của đất nước, đỉnh của thiên tử có hàm ý chính trị đặc thù. Nay Sở Vương hỏi đỉnh, rõ ràng là hi vọng về quyền lực tối cao. Cho nên, Vương Tôn

Mãn đã lanh trí đáp lời, ông Kiệt có đức u tối, nên đỉnh đại biểu cho quyền bính của triều Hạ đã dời đến Thương, 600 năm sau Thương Trụ 商纣 bạo ngược, đỉnh đại biểu có quyền bính Ân Thương đã dời về Chu. Hiện “Chu đức tuy suy, thiên mệnh vị cải, đỉnh chi khinh trọng, vị khả vấn dã.” 周德虽衰, 天命未改, 鼎之轻重, 未可问也 (Đức nhà Chu tuy suy, nhưng mệnh trời chưa thay đổi, đỉnh nặng hay nhẹ, chưa thể hỏi được). Cũng chính là nói, việc có được đỉnh hay không, liên quan đến đức và mệnh, không liên quan đến thực lực quân sự. Cho nên, đức của Chu Định Vương chưa đến mức không có thuốc chữa như Kiệt trụ, nhân đó mà mệnh trời chưa thay đổi, tuyệt đối không phải là lúc dời đỉnh, xin Sở Vương không nên suy nghĩ vớ vẫn. Quy cách Sở Vương hỏi đỉnh, Vương Tôn Mãn đã khéo léo né tránh trọng điểm của vấn đề, đã thể hiện ý nghĩa trọng đại quyền lực chính trị của đỉnh.

          (Chu Uân周贇: “Lễ kí (kì 1) – Tượng trưng quyền lực”)

                                                                         Huỳnh Chương Hưng

                                                                         Quy Nhơn 17/10/2021

Nguyên tác

LỄ KINH

礼经

Biên soạn: Chu Uân 周贇

Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 20019 

Previous Post Next Post