Dịch thuật: Thuyết khỉ mẹ không đáng tin - Bàn về chữ "vi" 爲 / 为

 

THUYẾT KHỈ MẸ KHÔNG ĐÁNG TIN

Bàn về chữ “vi”    / 

          Hứa Thận 许慎 trong Thuyết văn giải tự 说文解字 cho rằng, “” (vi) là khỉ mẹ (母猴mẫu hầu) (chữ giản thể là – ND), có chữ (trảo), phía dưới là hình dạng “mẫu hầu” 母猴 (khỉ mẹ) (1). Nhưng điều khiến người ta khó lí giải là (trảo) và 母猴 (mẫu hầu) tại sao lại sản sinh ý nghĩa là  (vi)? Trong tình huống không có cách nào giải thích, thế là có người đề xuất là loại giả tá nghĩa, dùng để cho đẹp thuyết này. Nhưng cách nói này cũng rất khó để người ta tin phục. Theo sự phân tích khoa học, cuối cùng đã xuất hiện. Căn cứ vào tài liệu giáp cốt văn, kim văn phân tích tỉ mỉ, người ta phát hiện vốn là từ (trảo) và (tượng), biểu thị ý nghĩa người dắt voi đi lao động. Đó là nghĩa gốc của chữ. Thời cổ, voi có rất nhiều, cũng là công cụ lao động để sai khiến, cùng với trâu, ngựa. La Chấn Ngọc  罗振玉 cũng từng nói:

          Ý cổ giả dịch tượng dĩ trợ lao, kì sự hoặc thượng tại phục ngưu thừa mã chi tiền. (2)

          意古者役象以助劳, 其事或尚在服牛乘马之前.

          (Ý là người xưa sai khiến voi để giúp lao động, việc đó có thể có trước việc dùng trâu, cưỡi ngựa.)

          Thuyết “dịch tượng” cuối cùng đã thay thế thuyết “mẫu hầu”. Thuyết văn giải tự trong lần xuất bản bản mới có đoạn nói cụ thể hơn:

          Chữ giáp cốt văn, kim văn đều có hình dạng người dùng tay dắt voi sai khiến phục dịch. Hứa Thận 许慎 căn cứ tiểu triện nói là “mẫu hầu” là không khớp. Đoàn Ngọc Tài 段玉裁 lại dẫn Tả truyện 左传 để giải thích, đồng thời lại chú là:

Ở dưới là hình dạng “mẫu hầu”, nói rằng ‘trên là (vuốt), dưới là toàn bộ hình dạng mắt, thân, chân của khỉ mẹ, cách giải thích này thuộc về ức thuyết.

          Từ đó, chúng ta có thể biết nghĩa gốc của.

          / vừa là thực từ lại là hư từ, có thể dùng như động từ, cũng có thể dùng như giới từ, trợ từ. Cần phải nắm vững, phân biệt rõ nó là động từ hay là giới từ là việc quan trọng đầu tiên. Là động từ thường thấy nhất là giải thích là “làm” như (tác), (tố). Như trong Tôn Tử liệt truyện 孙子列传 có câu:

Dĩ Điền Kị vi tướng, nhi Tôn Tử vi sư.

以田忌为将,而孙子为师

(Lấy Điền kị làm tướng, còn Tôn Tử làm thầy)

          Và như trong Xích Bích chi chiến 赤壁之战 của Tư Mã Quang 司马光:

Du đắc tinh binh sổ vạn nhân tiến trú Hạ Khẩu, bảo vị Tướng quân phá chi.

瑜得精兵数万人进驻夏口,保为将军破之

          (Chu Du tôi thỉnh cầu được mấy vạn quân tinh nhuệ, tiến quân trú đóng Hạ Khẩu, nhất định thay thế Tướng quân đánh bại quân Tào Tháo)

          Chữ / ở trong câu này là giới từ, từ thực từ chuyển hoá mà ra. Người xưa có nói “hư tự ở đời sau đều từ thực tự mà ra” là có lí. tại sao từ động từ lại chuyển  thành giới từ?  thử xem một vài câu sau.

          Trong Sử kí – Lữ Hậu kỉ 史记 - 吕后纪:

          Thái uý nhập quân môn, hành lệnh quân trung: ‘Vị Lữ thị giả hữu đản! Vị Lưu thị giả tả đản!’

          太尉入军门, 行令军中曰: ‘为吕氏者右袒! 为刘氏者左袒!’

          (Thái uý vào quân môn, ban hành lệnh trong quân rằng: ‘Người nào giúp họ Lữ thì vén tay áo bên phải! người nào giúp họ Lưu thì vén tay áo bên trái!’ )

          Chữ /trong câu này được giải thích là “bang trợ” 帮助 (giúp), nghĩa “bang trợ” này về sau chuyển hoá thành nghĩa “cấp” (cho), “thế” (thay thế), sau khi chuyển hoá trở thành giới từ.

          Như trong Sử kí – Tây Môn Báo trị Nghiệp 史记 - 西门豹治邺:

Khổ vị Hà Bá thú phụ

苦为河伯娶妇

(Khổ phải lấy vợ cho Hà Bá)

          Và như trong Chiến quốc sách – Xúc Long thuế Triệu thái hậu 战国策 - 触龙说赵太后:

Vị Trường An Quân ước xa bách thặng

为长安君约车百乘

(Chuẩn bị 100 chiếc xe cho Trường An Quân)

          Chữ / trong mấy câu này đều có nghĩa là “cấp” , “thế” . Nếu dùng làm giới từ thì nó thường cùng với tân ngữ phía sau đặt trước động từ làm trạng ngữ, biểu thị đối tượng, mục đích ...

          Còn như làm trợ từ, có sự phân biệt trợ từ giữa câu và trợ từ cuối câu. Trợ từ cuối câu dễ nhận biết, trợ từ giữa câu phải chú ý để nhận biết. Như trong Mạnh Tử - Cáo Tử 孟子 - 告子có đoạn:

         Sử Dịch Thu hối nhị nhân dịch, kì nhất nhân chuyên tâm trí chí, duy Dịch Thu chi vi thính.

          使奕秋诲二人奕, 其一人专心致志, 惟奕秋之为听.

          (Để Dịch Thu dạy hai người đánh cờ, trong đó một người chuyên tâm trí chí, chỉ một lòng nghe lời của Dịch Thu.)

          Chữ / trong câu này là trợ từ giữa câu.

Chú của nguyên tác

1- “Thuyết văn” 说文

Vi, mẫu hầu dã, kì vi cầm háo trảo, hạ phúc vi mẫu hầu hình.

, 母猴也, 其为禽好爪, 下腹为母猴形

(Vi là khỉ mẹ, nó là một loại cầm thú thích cào gãi, phần bụng ở dưới giống hình khỉ mẹ.)

          Trung Hoa thư cục ảnh ấn.

2- Quách Tích Lương 郭锡良 đẳng biên “Cổ đại Hán ngữ” 古代汉语 (trung) trang 700, Bắc Kinh xuất bản xã.

 

Phụ lục của người dịch

          Về chữ , trong Hán Việt tự điển của Thiều Chửu có 2 âm đọc: vivị

Vi: 1- Làm, như hành vi 行爲. 2- Gây nên, làm nên. 3- Trị, như vi quốc爲國 -  trị nước. 4- Dùng làm ngữ từ, như tuy đa diệc hề dĩ vi 雖多亦奚以爲 – dẫu nhiều có làm gì.

Vị: 1- Vì, như vị kỷ爲己vì mình; hữu sở vị nhi vi 有所爲而爲 – có vì cái gì mà làm. 2- Giúp, như Luận ngữ nói: phu tử bất vị dã 夫子不爲也 – nhà thầy chẳng giúp vậy.

          (Nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2013)

         Như vậy chữ khi là động từ, âm Hán Việt đọc là Vi, khi là giới từ âm Hán Việt đọc là Vị.

                                                          Huỳnh Chương Hưng

                                                          Quy Nhơn 15/9/2021

Nguyên tác Trung văn

MẪU HẦU CHI THUYẾT BẤT TÚC TÍN

ĐÀM “VI

母猴之说不足信

 

Trong quyển

HÁN TỰ THẬP THÚ

汉字拾趣

Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)

Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998

Previous Post Next Post