Dịch thuật: Xưng vị "túc hạ"

 

XƯNG VỊ “TÚC HẠ”

          “Túc hạ” 足下 (dưới chân), thường dùng để kính xưng người ngang hàng với mình hoặc giữa bạn bè với nhau.

          Tương truyền thời Xuân Thu, Tấn Văn Công Trùng Nhĩ 晋文公重耳đào vong bên ngoài 19 năm, về sau về lại nước Tấn làm quốc quân, tức Tấn Văn Công. Sau khi Tấn Văn Công lên ngôi, muốn phong thưởng những người có công, Giới Chi Thôi 介之推 năm đó cùng với ông đào vong không muốn nhận phong thưởng, đã đưa mẹ già ẩn cư ở Miên sơn 绵山.

          Tấn Văn Công đến Miên sơn tìm Giới Chi Thôi, Giới Chi Thôi ẩn nấp không ra. Tấn Văn Công dùng cách thiêu đốt Miên sơn để bức Giới Chi Thôi ra, không ngờ Giới Chi Thôi lại ôm gốc cây chịu chết cháy. Tấn Văn Công vô cùng đau buồn. Thế là sai người chặt cây đó làm thành đôi guốc, mang dưới chân, mỗi khi nghĩ đến Giới Chi Thôi liền nhìn đôi guốc gỗ dưới chân mà nói rằng:

          Đau buồn thay, túc hạ.

          Từ “túc hạ” từ đó mà ra. Từ “túc hạ” xuất hiện đã đại biểu cho người mà Tấn Văn Công kính trọng, cho nên dần diễn biến thành đại từ nhân xưng biểu thị ý tôn kính.

                                                                  Huỳnh Chương Hưng

                                                                   Quy Nhơn 03/8/2021

Nguồn

BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 3000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC

不可不知的 3.000 个文化常识

Biên soạn: Tinh Hán 星汉

Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2010

Previous Post Next Post