Dịch thuật: Người đầu tiên tây hành cầu pháp - Pháp Hiển

 

NGƯỜI ĐẦU TIÊN TÂY HÀNH CẦU PHÁP – PHÁP HIỂN 

          Ngài Pháp Hiển 法显 (năm 334 – năm 420), tục tính là Củng , cao tăng thời Đông Tấn, lữ hành gia, phiên dịch gia, vị danh tăng trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, nhân vật cách tân Phật giáo trác việt, là vị Đại sư đầu tiên ra hải ngoại lấy kinh cầu pháp.

Tây hành tầm giới luật

          Ngài Pháp Hiển năm lên 3 tuổi đã thí phát làm sa di, học tập kinh Phật, năm 20 tuổi thọ cụ túc giới, từ đó khổ tâm nghiên cứu Phật học. Năm Long An 隆安  thứ 3 triều Đông Tấn, ngài Pháp Hiển 65 tuổi đã độ qua được 62 mùa xuân thu trong giới Phật giáo. Hơn 60 năm duyệt lịch, khiến ngài Pháp Hiển cảm thấy sâu sắc việc phiên dịch kinh Phật không theo kịp nhu cầu phát triển to lớn của Phật giáo. Đến gần tuổi cổ lai hi, ngài Pháp Hiển quyết định đi đến Thiên Trúc 天竺  ở phía tây (Ấn Độ cổ đại) tầm cầu giới luật.

          Ngài đi qua hành lang Hà Tây 河西, sa mạc phía tây Đôn Hoàng 敦煌 đến Ô Di 乌夷 (nay là phụ cận Yên Kì 焉耆 Tân Cương 新疆), hướng đến tây nam xuyên đại qua sa mạc nay là Tháp Khắc Lạp Mã can 塔克拉玛干 đến Vu Điền 于阗 (nay là Hoà Điền 和田 Tân Cương 新疆), phía nam vượt Thông Lĩnh 葱岭, theo đường nay là lưu vực Ấn Độ hà 印度河, đi qua vùng nay là Ba Cơ Tư Thản 巴基斯坦  (Pakistan – ND) để vào A Phú Hãn 阿富汗 (Afghanistan – ND), lại quay về Pakistan, sau đó đi về phía đông tiến vào lưu vực Hằng hà 恒河, đến vùng Thiên Trúc 天竺 (tức Ân Độ); lại đi xuyên qua phía nam Ni Bạc Nhĩ 尼泊耳 (Nepal - ND), đến Đông Thiên Trúc, lưu lại 13 năm tại thủ đô Ba Đạt Phất Ấp 巴达弗邑 (nay là Ba Đặc Na 巴特那) của nước Ma Kiệt Đề 摩竭提 (tức Ma Yết Đà 摩揭陀), học phạn thư Phật luật. Con đường tây hành của ngài Pháp Hiển rất gian khổ và hiểm nguy. Đại sa mạc Tháp Khắc Lạp Mã can 塔克拉玛干 còn có tên là sa mạc Tháp Lí Mộc 塔里木 (“Tháp Lí Mộc” trong tiếng Duy Ngô Nhĩ có nghĩa là “tiến khứ xuất bất lai” (vào mà ra không được).). Nơi đây vô cùng khô hạn, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch cực lớn, khí hậu biến hoá bất thường. Người đi đến đó gian khổ vô cùng. Chính như ngài Pháp Hiển đã thuật lại:

          Hành lộ trung vô cư dân, sa hành gian nan, sở kinh chi khổ, nhân lí mạc tỉ.

          行路中无居民, 沙行艰难, 所经之苦, 人理莫比

          (Trên đường đi không có cư dân, đi trên cát gian nan, nỗi khổ nhọc trải qua, người không thể tưởng nỗi)

Ngài Pháp Hiển đi trọn 1 tháng 5 ngày mới ra khỏi nơi “tiến khứ xuất bất lai”. Lúc đến phía nam vượt qua Tuyết sơn 雪山 (tức núi Tô Nạp Mạn 苏纳曼của Afghanistan), đúng vào lúc đông hạ tích tuyết, ngài leo lên đến phía bắc núi, đột nhiên gặp phải luồng gió rét thổi tới, người đồng hành là Tuệ Cảnh 慧景chịu không nỗi cái rét đã bị chết cóng, ngài vuốt thi thể Tuệ Cảnh, vô hạn cảm khái khóc than rằng: “Nguyện vọng lấy kinh chưa thực hiện mà người đã bỏ đi sớm, số mệnh biết làm sao đây!” Sau đó, ngài lấy lại dũng khí tiếp tục lên đường.

          Tăng nhân đồng hành cũng ngài Pháp Hiển, có người đã mất có người lưu lại Thiên Trúc, ngài Pháp Hiển bèn theo đường biển đơn thân về nước. Từ hải cảng nổi tiếng của Đông Thiên Trúc là Đa Ma Lê Đế 多摩梨帝 (nay là Đức Mẫu Lô Khắc 德姆卢克 phía tây nam Gia Nhĩ Các Đáp 加尔各答), ngồi thuyền buôn đến nước Sư Tử 师子 (nay là Tư Lí Lan Khải 斯里兰卡 Sri Lanka – ND). ), ở lại nơi đó 2 năm, tiếp tục có được kinh rồi nhân theo thuyền buôn đi về phía đông. Năm Nghĩa Hi 义熙 thứ 9 (năm 413) về đến Kiến Khang 建康 (tức Nam Kinh 南京). Sau khi về nước, ngài luôn khẩn trương gian khổ tiến hành công tác phiên dịch kinh điển, tổng cộng dịch được 6 bộ 63 quyển, hơn 10.000 chữ. Bộ Ma Ha Tăng Chi Luật 摩诃僧祗律  (1) do ngài phiên dịch cũng gọi là “Đại chúng luật” 大众律là một trong ngũ đại Phật giáo giới luật, có ảnh hưởng cực kì to lớn đối với Phật giáo Trung Quốc.

Hoàn thiện luật học Phật giáo Trung Quốc

          Ngài Pháp Hiển tây hành đối với văn hoá Phật giáo Trung Quốc có ảnh hưởng rất sâu rộng. Chúng ta biết rằng, sự truyền bá Phật giáo tại Trung Quốc, một là đông truyền của tăng nhân Tây vực, hai là tây hành cầu pháp của tăng nhân Trung Quốc. Trước Đại sư Pháp Hiển, tuy đã có Chu Sĩ Hành 朱士行đến Tây vực cầu pháp, nhưng ông chưa đến Thiên Trúc, đồng thời cũng chưa trở về đất Hán. Vị tăng người Hán đầu tiên tây hành cầu pháp, có đi có về, đồng thời mang về một số lượng lớn văn hiến bản tiếng Phạn chính là ngài Pháp Hiển.

          Những ghi chép trong “Pháp Hiển truyện” 法显传và tăng truyện có nói đến động cơ mà ngài Pháp Hiển tây hành cầu pháp là “Thường khái kinh luật suyễn khuyết, thệ chí tầm cầu.” 常慨经律舛阙誓志寻求 (Thường cảm khái kinh luật lẫn lộn thiếu sót, thề quyết chí tầm cầu), “Hiển bổn cầu giới” 显本求戒 (ngài Pháp Hiển vốn cầu giới luật). Thời đại của ngài Pháp Hiển là thời kì mấu chốt trong sự phát triển Phật giáo Trung Quốc. Đương thời Phật giáo từ Ấn Độ truyền đến Trung Quốc đã hơn 200 năm, sự truyền bá Phật giáo ngày càng rộng, nhiều văn nhân sĩ đại phu và bách tính dần từng bước tiếp thụ và nghiên cứu Phật giáo, Phật giáo ở vào thời kì manh nha từ Phật giáo Ấn Độ chuyển hướng Trung Quốc hoá. Tăng đoàn Phật giáo cũng phát triển vào thời kì này, người xuất gia ngày càng tăng nhiều, tự viện có khắp cả nước. Nhưng do bởi kinh điển giới luật thiếu thốn, khiến quảng đại Phật giáo đồ không biết cách nào để tuân theo, cùng với tăng lữ thượng tầng cùng xa cực dục, không có ác nào không làm, ở một mức độ nhất định dẫn đến sự bất an của kẻ thống trị thượng tầng.

          Để sửa đổi những tệ nạn lúc bấy giờ, ngài Pháp Hiển đã mạnh dạn bước lên con đường tây hành. Kinh điển luật tạng Phật giáo mà ngài Pháp Hiển mang về tổng cộng có 3 bộ, tức:

          - Ma Ha Tăng Chi Luật 摩诃僧祗律

          - Tát Bà Đa Chúng Luật 萨婆多众律

          - Di Sa Tái Tuật 弥沙塞律

đối với sự phát triển của Phật học Trung Quốc đã cung cấp nhưng tư liệu phong phú, khiến Phật học Trung Quốc càng thêm hoàn chỉnh.

Chú của người dịch

1- Về chữ (bộ và chữ bên phải 5 nét), trong Khang Hi tự điển có ghi:

          Bính âm zhī

          Quảng vận 廣韻 phiên thiết là 旨夷 (chỉ di); Tập vận 集韻, Vận hội 韻會phiên thiết là 烝夷 (chưng di); Chính vận 正韻 phiên thiết là 旨而 (chỉ nhi). Đều có âm là (chi).

        (Hán ngữ Đại từ điển xuất bản xã, 2002, trang 802)

          Trong nguyên tác in là chữ này.

Riêng chữ (bộ và chữ bên phải 4 nét)

          Bính âm

          Đường vận 唐韻 phiên thiết là 巨支 (cự chi); Tập vận 集韻, Vận hội 韻會 phiên thiết là 翹移 (kiều di); Chính vận 正韻phiên thiết là 渠宜 (cừ nghi). Đều có âm là (kì)

        (Hán ngữ Đại từ điển xuất bản xã, 2002, trang 801)

          Trong Phật học từ điển của Đoàn Trung Còn, bộ sách luật này đọc là “Ma ha Tăng kỳ luật”.

          Tôi theo Khang Hi tự điển đọc chữ chi.

                                                               Huỳnh Chương Hưng

                                                               Quy Nhơn 01/8/2021

Nguyên tác Trung văn

TÂY HÀNH CẦU PHÁP ĐỆ NHẤT NHÂN – PHÁP HIỂN

西行求法第一人 - 法显

Trong quyển

NHẤT BẢN THƯ ĐỘC ĐỔNG

TRUNG QUỐC TRUYỀN THUYẾT VĂN HOÁ

(quyển 1)

一本书读懂中国传说文化

Tác giả: Thạch Khai Hàng 石开航

Bắc Kinh: Trung Hoa Hoa kiều xuất bản xã, 2012, tái bản 2019

Previous Post Next Post