Dịch thuật: "Tam Hoàng ngũ Đế" (kì 6 - hết)

 

“TAM HOÀNG NGŨ ĐẾ”

(kì 6 – hết)

          Đại Vũ 大禹, không thuộc tam Hoàng ngũ Đế, nhưng trong lịch sử cùng với Thang Vũ Vương 汤武王, Chu Vũ Vương 周武王 xưng là “Tam Vương” 三王, nhân vì có công trị thuỷ trở thành nhân vật mà xưa nay nhà nhà đều biết. Theo Sử kí 史记, Đại Vũ là cháu Chuyên Húc 颛顼, em cùng tộc với Đế Nghiêu, nhưng so với Đế Thuấn cháu đời sau trong tộc lại sinh ra muộn hơn. Ông phụng mệnh Đế Thuấn, trị thuỷ có công, được phong ở “Hạ” (nay là thành phố Vũ Châu 禹州 tỉnh Hà Nam 河南), xưng là “Hạ Bá” 夏伯. Hiện tại trong thành Vũ Châu có “Vũ Vương toả giao tỉnh” 禹王锁蛟井. Tương truyền, Đại Vũ trị thuỷ khi đến nơi đây, đã nhốt giao long trong giếng, từ đó về sau không có nạn hồng thuỷ. Tương truyền ông Vũ do vì trị thuỷ mà có tật ở chân, chỉ có thể đi bước ngắn, cho nên đời sau gọi là “Vũ bộ” . Đại Vũ nối tiếp Đế Thuấn lập quốc, từng kiến đô ở Dương Thành 阳城 (nay là trấn Cáo Thành 告成thành phố Đăng Phong 登封tỉnh Hà Nam 河南), sau dời đến An Ấp 安邑 (nay là Vũ Vương Thành 禹王城 huyện Hạ tỉnh Sơn Tây 山西), họ (tính) Tự , quốc hiệu là “Hạ” . Về già, Đại Vũ đi tuần phương nam, đại hội chư hầu, mất ở Cối Kê (nay là thành phố Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang), cho nên nơi đây có Vũ lăng, Vũ miếu. Phàm nhưng nơi mà Đại Vũ trị thuỷ ghé qua, người đời sau đều xây dựng Vũ Vương miếu 禹王庙, Vũ Vương cung 禹王宫, Vũ Vương đài 禹王台. Trong đó Vũ Vương cung tại Đố sơn 涂山huyện Hoài Viễn 怀远 tỉnh An Huy 安徽 là trọng yếu nhất, tương truyền tại nơi đây Đại Vũ kết hôn đồng thời đại hội chư hầu. Dưới núi có một thôn đến nay vẫn gọi là Vũ Hội thôn 禹会村. Theo truyền thuyết, Đại Vũ cưới cô gái ở Đồ Sơn 涂山, nhân vì trị thuỷ 3 lần qua nhà mà không vào, để thông ngọn núi, Đại Vũ hoá thành con gấu đen, không ngờ bị người vợ đến trước dò xem nhìn thấy. Đồ Sơn nữ vừa kinh hãi vừa hoảng sợ, không nghĩ đến việc đang mang thai, quay đầu bỏ chạy, chạy mãi đến Tung sơn hoá thành một khối đá lớn. Đại Vũ theo dấu chân tìm đến, hô lớn “trả con cho ta”, thế là khối đá lớn nứt, sinh ra một người con trai tên là “Khải” . Khải chính là “khai” . Khối đá lớn đó đến nay vẫn được gọi là “Khải mẫu thạch” 启母石. Đời Hán cho xây Khải mẫu miếu, trước miếu dựng Khải Mẫu khuyết 启母阙. Hiện tại miếu đã bị huỷ, nhưng khuyết hãy còn. Từ ông Khải về sau chính là xã hội nô lệ.

          Căn cứ vào sự phân tích của một số sử gia, viễn tổ của người Trung Quốc, đại thể có thể phân ra là “tập đoàn Hoa Hạ” tây bắc, “tập đoàn Đông Di” phương đông và “tập đoàn Miêu Man” phương nam. Tập đoàn Hoa Hạ 华夏do hai bộ lạc lớn Hoàng Đế và Viêm Đế tổ thành, nổi lên từ khu vực Thiểm Cam 陕甘, hoạt động chủ yếu tại lưu vực Hoàng hà 黄河, tức khu vực phân bố văn hoá Ngưỡng Thiều 仰韶 và văn hoá Long Sơn 龙山 Hà Nam 河南, Viêm Đế và Hoàng Đế trong “tam Hoàng” và Chuyên Húc, Đế Khốc, Nghiêu, Thuấn trong “ngũ Đế” đều thuộc tập đoàn này. Khu vực hoạt động của tập đoàn Đông Di 东夷tại Sơn Đông 山东, vùng đông bộ Hà Nam 河南cùng trung bộ An Huy 安徽 ngày nay, tức khu vực phân bố văn hoá Đại Vấn Khẩu 大汶口, văn hoá Long Sơn 龙山 Sơn Đông 山东, Thiếu Hạo trong “ngũ Đế” thuộc tập đoàn này. Tập đoàn Miêu Man 苗蛮 hoạt động chủ yếu hoạt động tại vùng Hồ Bắc 湖北, Hồ Nam 湖南, Giang Tây 江西, văn hoá Hà Mẫu Độ 河姆度, văn hoá Lương Chử 良渚 là biểu hiện lịch sử của tập đoàn này, Thái Hạo Phục Hi thị có thể nói là đại biểu của tập đoàn này. Địa vực hoạt động của ba tập đoàn này xen kẽ nhau, từng phát sinh xung đột kịch liệt, cũng phát sinh sự liên hợp với hình thức khác nhau. Theo ghi chép trong các văn hiến thời Tiên Tần, hai tộc Viêm, Hoàng từng liên hợp tại Trác Lộc 涿鹿 đánh bại Xi Vưu 蚩尤 của tộc Đông Di, đặt cơ sở cho đại liên minh bộ lạc vùng trung và hạ du Hoàng hà. Về sau, ba đại tập đoàn đấu tranh dung giao dung, không ngừng phát triển lớn mạnh, xúc tiến sự hình thành dân tộc Hoa Hạ.   (hết)

                                                                          Huỳnh Chương Hưng

                                                                           Quy Nhơn 23/7/2021

Nguyên tác Trung văn

“TAM HOÀNG NGŨ ĐẾ”

三皇五帝

Trong quyển

TRUNG QUỐC VĂN HOÁ YẾU LƯỢC

中国文化要略

Tác giả: Trình Dụ Trinh 程裕祯

Bắc Kinh: Ngoại ngữ giáo học dữ nghiên cứu xuất bản xã, 2017

Previous Post Next Post