Dịch thuật: "Tam Hoàng ngũ Đế" (kì 3)

 

“TAM HOÀNG NGŨ ĐẾ”

(kì 3)

          Hoàng Đế 黄帝 là một trong những vị tiên tổ mà người Trung Quốc biết rõ nhất. Lịch sử được ghi chép trong Sử kí 史记 là bắt đầu từ Hoàng Đế黄帝. Theo ghi chép, Hoàng Đế tính Công Tôn 公孙, là con của vị thủ lĩnh bộ lạc; còn có ghi chép khác, ông với Viêm Đế 炎帝 là anh em. Điều đó cho thấy Viêm Hoàng hai bộ lạc có mối quan hệ huyết thống. Theo truyền thuyết, Hoàng Đế sinh tại Thọ Khâu 寿丘 (nay là thành phố Khúc Phụ 曲阜 tỉnh Sơn Đông 山东). Trong Trúc thư kỉ niên 竹书纪年thì Hoàng Đế sinh tại Hữu Hùng 有熊 (nay là thành phố Tân Trịnh 新郑 tỉnh Hà Nam 河南), lớn lên bên sông Cơ , cho nên có tính là Cơ , cư trú tại gò Hiên Viên 掀辕 (có thuyết cho là tại thành phố Tân Trịnh新郑 tỉnh Hà Nam河南ngày nay, có thuyết cho là huyện Hoài Lai 怀来 tỉnh Hà Bắc 河北ngày nay), cho nên hiệu là “Hiên Viên thị” 轩辕氏. Ban đầu, tộc Hoàng Đế chỗ cư trú không nhất định, về sau liên hợp với tộc Viêm Đế phương nam, nay tại Trác Châu 涿州, Hoài Lai 怀来 tỉnh Hà Bắc 河北, vùng Trác Lộc 涿鹿, đánh bại bộ lạc Xi Vưu 蚩尤 phương bắc, bèn lấy Trác Lộc 涿鹿làm đô, chẳng bao lâu dời đến Hữu Hùng 有熊, cho nên còn xưng là “Hữu Hùng thị” 有熊氏. Nhân vì phạm vi hoạt động chủ yếu tại khu vực trung nguyên (tức trung ương), trung ương thuộc thổ, thổ sắc vàng, cho nên được tôn làm Hoàng Đế. Tương truyền Hoàng Đế phát minh ra y phục, mũ, xây dựng phòng ốc, chế tạo xe cộ tàu thuyền, cung tiễn, vợ của Hoàng Đế là Luy Tổ 嫘祖phát minh ra cách nuôi tằm, Sử quan Thương Hiệt 仓颉 sáng tạo ra văn tự, Hi Hoà 羲和 bói mặt trời, Thường Nghi 常仪bói mặt trăng, Dung Thành 容成làm lịch, bắt đầu sản sinh ra thiên văn, lịch pháp. Những điều này đều nói rõ vào thời đại Hoàng Đế, văn hoá xã hội đã có bước tiến bộ. Lúc bấy giờ đã tiến vào xã hội thị tộc phụ hệ, xuất hiện tài sản riêng, bắt đầu phân hoá giàu nghèo, nhân đó mà sinh ra chiến tranh chiếm đoạt. Những ghi chép trong cổ tịch có nói, Hoàng Đế không những đánh nhau với Xi Vưu, mà về sau còn cùng với Viêm Đế đánh giết lẫn nhau, cuối cùng đoạt được đại quyền thống trị Hoa Hạ 华夏. Tương truyền Hoàng Đế còn lấy đồng ở Kinh sơn 荆山 (nay là thành phố Linh Bảo 灵宝 tỉnh Hà Nam 河南) sau đó đúc đỉnh để tượng trưng cho quốc gia. Đỉnh thành, Hoàng Đế cưỡi rồng bay lên trời, quần thần gào khóc không thôi, níu lấy áo không buông, đến Kiều sơn 桥山Hoàng Đế thăng thiên đi mất, mọi người táng y phục, cung tiễn của Hoàng Đế, đó chính là “Hoàng Đế lăng” 黄帝陵 ở huyện Hoàng Lăng 黄陵 tỉnh Thiểm Tây 陕西 ngày nay. Điều này cho thấy, thời Hoàng Đế đã tiến vào thời đại đồ đồng. Theo sử thư ghi chép, Hoàng Đế có 25 người con, trong đó 14 người được 12 tính, chư vương như Nghiêu , Thuấn , Vũ  và Hạ , Thương , Chu , đều là con cháu của ông. Hiện tại, di chỉ có liên quan đến Hoàng Đế trong toàn quốc rất nhiều, phân bố ở Hà Bắc 河北, Sơn Đông 山东, Thiểm Tây 陕西, Cam Túc 甘肃, Hồ Nam 湖南 ... trong đó di chỉ Hoàng Đế ở thành phố Tân Trịnh tỉnh Hà Nam là phong phú nhất, là “Hoàng Đế cố lí” 黄帝故里 (quê hương của Hoàng Đế) nổi tiếng cả trong và ngoài nước, còn Hoàng sơn 黄山 mà thế giới nghe tiếng cũng nhân vì Hoàng Đế mà được nổi danh, đủ thấy con người Hoàng Đế hoặc bộ lạc tộc Hoàng Đế đối vối sự phát triển văn hoá Trung Quốc đã có địa vị trọng yếu. Hoàng Đế không hổ danh là “Nhân văn sơ tổ” 人文初祖 của dân tộc Trung Hoa. ... (còn tiếp)  

                                                                          Huỳnh Chương Hưng

                                                                           Quy Nhơn 14/7/2021

Nguyên tác Trung văn

“TAM HOÀNG NGŨ ĐẾ”

三皇五帝

Trong quyển

TRUNG QUỐC VĂN HOÁ YẾU LƯỢC

中国文化要略

Tác giả: Trình Dụ Trinh 程裕祯

Bắc Kinh: Ngoại ngữ giáo học dữ nghiên cứu xuất bản xã, 2017

Previous Post Next Post