“TAM HOÀNG NGŨ ĐẾ”
(kì 2)
Tam Hoàng
Phục Hi 伏羲, cũng được gọi là Phục Hi 宓羲,
Bào Hi 庖牺, Hi Hoàng 羲皇, Hi Hoàng 牺皇, Thái Hạo 太昊; cũng có người nói,
Phục Hi 伏羲và Thái Hạo 太昊không phải là cùng một
người. Tương truyền ông sinh ra tại Thành Kỉ 成纪
(nay là thành phố Thiên Thuỷ 天水tỉnh Cam Túc 甘肃), là thuỷ tổ của người Trung Quốc. Trong “Đại Địa
Loan di chỉ” 大地湾遗址 phát
quật tại huyện Tần An 秦安 thành phố Thiên Thuỷ 天水,
có niên đại cách nay trong khoảng từ 5.000 đến 8000 năm, đã nói rõ thần thoại về
truyền thuyết Phục Hi không phải là hư cấu, Phục Hi sinh tại Thành Kỉ cũng
không phải là bịa đặt. Sử thư nói, con người Phục Hi đầu người thân rắn, kết
hôn làm vợ chồng với em gái Nữ Oa 女娲, bắt đầu sinh con
cái, hình thành nhân loại. Điều này cho thấy thời Phục Hi đã tiến vào giai đoạn
quần hôn cùng huyết thống. Trên gạch đời Hán phát hiện tại Sơn Đông 山东 có hình
Phục Hi Nữ Oa đầu người thân rắn quấn đuôi nhau, đó là sự ghi chép về hình tượng
truyền thuyết này. Theo truyền thuyết, Phục Hi trên quan sát thiên văn, dưới
xem xét địa lí, phát minh ra bát quái; ông còn dạy người ta đan lưới bắt cá,
săn bắn, dạy người ta đem thịt đã săn bắn được tại nhà bếp gia công làm món ăn
ngon, cho nên còn gọi ông ta là Bào Hi 庖牺;
những truyền thuyết này phản ánh tình hình cuộc sống đánh cá săn bắn của nhân
loại thời nguyên thuỷ cùng nhận thức sơ bộ về tự nhiên đồng thời lợi dụng tự
nhiên. Thần thoại Nữ Oa luyện đá vá trời thì phản ánh nguyện vọng cải tạo tự
nhiên sớm nhất của nhân loại. Theo truyền thuyết, Phục Hi từng ngụ cư ở Tân Thị
新市 (nay
là thành phố Tân Lạc 新乐tỉnh Hà Bắc 河北), kiến đô tại đất Trần 陈 (nay là huyện
Hoài Dương 淮阳 tỉnh
Hà
Thần Nông 神农, cũng xưng là Viêm Đế 炎帝,
cũng có người nói Viêm Đế 炎帝và Thần Nông 神农 không phải là một người, tính Khương 姜, theo truyền thuyết sống đến 120 tuổi (trên thực tế
phải là thời gian kéo dài của bộ lạc), là Thái Dương thần 太阳神trong thần thoại cổ đại Trung Quốc. Tương truyền, Thần
Nông đầu trâu thân người, dạy con người chế tạo nông cụ, gieo ngũ cốc, tụ tập
hàng hoá để giao dịch, mỗi người đều được cái lợi của mình; cũng từng chế tạo đồ
gốm, búa rìu, đào giếng lấy nước. Ông còn đích thân nếm trăm loại cây có, phát
minh ra y dược, cuối cùng nhân vì trúng độc nát ruột mà chết. Điều đó nói rõ thời
Thần Nông đã tiến vào hậu kì của xã hội thị tộc mẫu hệ, từ giai đoạn đánh bắt
săn bắn tiến vào giai đoạn nông canh, xuất hiện sản xuất nông nghiệp và hoạt động
thương nghiệp dùng vật trao đổi vật, về phương diện lợi dụng tự nhiên và bảo hộ
nhân loại đều có sự tiến bộ nào đó. Cách gọi ông là “Thần Nông” 神农 và
tướng mạo “ngưu đầu” 牛头 (đầu trâu), đều là tượng trưng của văn hoá nông canh.
Tương truyền Thần Nông sinh ra tại thành phố Bảo Kê 宝鸡tỉnh
Thiểm Tây 陕西, lại có thuyết nói ông sinh ra tại Lệ Sơn 厉山 của thành phố Tuỳ Châu 随州
tỉnh Hồ Bắc 湖北. Điều có khả năng nhất là cơ địa hoạt động của Thần
Nông hoặc bộ lạc Viêm Đế không cùng thế hệ. Tóm lại, phạm vi hoạt động của họ
bao gồm các nơi như Thiểm Tây陕西, Sơn Tây 山西, Hà
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 11/7/2021
Nguyên tác Trung văn
“TAM HOÀNG NGŨ ĐẾ”
“三皇五帝”
Trong quyển
TRUNG QUỐC VĂN HOÁ YẾU LƯỢC
中国文化要略
Tác giả: Trình Dụ Trinh 程裕祯
Bắc Kinh: Ngoại ngữ giáo học dữ nghiên cứu xuất bản
xã, 2017