Dịch thuật: Thuỷ tổ Thiền tông Trung Quốc - Bồ Đề Đạt Ma

 

THUỶ TỔ THIỀN TÔNG TRUNG QUỐC – BỒ ĐỀ ĐẠT MA 

          Bồ Đề Đạt Ma 菩提达摩  cũng được viết là 菩提达磨, nói tắt là Đạt Ma 达摩, người Nam Thiên Trúc 南天竺, là tổ sư đời đầu tiên của Thiền tông Phật giáo Trung Quốc.

Đông độ truyền pháp

          “Bồ Đề Đạt Ma” 菩提达摩 dịch ý là “giác pháp” 觉法, “Bồ Đề” 菩提 bản ý là “giác ngộ” 觉悟, “Đạt Ma” 达摩 bản nghĩa là “Phật pháp” 佛法. Về thân thế của Bồ Đề Đạt Ma, truyền thuyết ở đời sau rất nhiều. Đệ tử của ngài là Đàm Lâm 昙林 nói rằng, Ngài nguyên là vương tử của một nước ở Nam Thiên Trúc 南天竺, sau xuất gia làm tăng. Nhưng theo ghi chép trong Lạc Dương già lam kí 洛阳伽蓝记 thì ngài là người nước Ba Tư 波斯 ở Tây vực.

          Khoảng thời gian nhà Lưu Tống 刘宋 thời Nam Bắc Triều (năm 470 – năm 478), ngài Đạt Ma ngồi thuyền đến Nam Việt 南越 Trung Quốc (nay là Quảng Châu 广州). Căn cứ theo Lăng Già Sư Tư kí 楞伽师资记, ngài Đạt Ma sau khi đến Trung Quốc, theo ngài Cầu Na Bạt Đà 求那跋陀 (1), là một trong những Lăng Già Sư đương thời. Ngài đồng thời lại tinh thông thiền pháp, đã lưu lại vùng Giang Nam 江南 trong một khoảng thời gian dài. Tại Bắc Nguỵ, ban đầu Ngài vân du vùng Tung Lạc 嵩洛, khắp nơi dạy mọi người toạ thiền tập định.  Đương thời, thiền học Bắc Nguỵ vẫn chưa thịnh hành, tương đối được coi trọng là việc giảng truyền nghĩa lí kinh luận.

          Phật Đà 佛陀, một hệ thiền học của ngài Tăng Trù 僧稠 (2) tuy đã truyền bá, nhưng nội dung và đặc điểm có khác với những lời của ngài Đạt Ma, cho nên sự truyền giáo của ngài Đạt Ma không được mọi người hoan nghinh, thường gặp phải sự lãnh đạm. Chỉ có một số ít tăng nhân có thể bền lòng nghe ngài Đạt Ma thuyết pháp, về mặt này sau này có hai vị trở thành đệ tử của ngài Đạt Ma là Đạo Dục 道育và Huệ Khả 慧可.

          Ngài Đạt Ma tại vùng Tung Lạc 嵩洛 truyền pháp, về sau không biết đi đâu. Có ghi chép cho là ngài mất bên bờ sông Lạc trước những năm Thiên Bình 天平 (năm 534 – năm 537) nhà Đông Nguỵ 东魏. Có ghi chép cho là ngài bị tăng nhân khác học phái đầu độc hại chết. Lại còn có truyền thuyết cho rằng đương thời ngài không hề chết. Đại thần Tống Vân 宋云nhà Bắc Nguỵ đi sứ Tây vực khi từ Tây vực trở về từng thấy ngài tại Thông Lĩnh 葱岭 tay xách một chiếc giày đi một cách nhẹ nhàng nhanh nhẹn. Đó chính là truyền thuyết mà gọi là Đạt Ma “chích lí tây quy” 只履西归. Những truyền thuyết này không hề có căn cứ sự thực, chỉ là những câu chuyện sau khi Thiền tông phát đạt, ngài Đạt Ma được người ta thần hoá mà thôi.

Khai mở Thiền tông

          Ngài Bồ Đề Đạt Ma tại Trung Quốc bắt đầu truyền Thiền tông. Tư tưởng hạt nhân của Thiền tông là:

          Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền; trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật.

不立文字, 教外别传; 指人心,见性成佛.

         Ý nói thông qua tự thân thực tiễn, từ trong cuộc sống thường ngày trực tiếp nắm bắt chân lí, cuối cùng đạt đến nhận thức tự ngã chân chính. Tư tưởng Thiền tông cho rằng văn tự ngôn ngữ sẽ ước thúc tư tưởng, cho nên không lập văn tự. Thiền tông cho rằng muốn chân chính đạt đến “ngộ đạo”, chỉ có cách tuyệt văn tự ngôn ngữ, hoặc thông qua sự xung đột với văn tự ngôn ngữ, tránh xa bất cứ luận chứng trừu tượng nào, dựa vào cá thể bản thân cảm thụ mà lĩnh hội, cũng chính là “ngộ tâm”.

          Công án Phật giáo “Niêm hoa vi tiếu” 拈花微笑 rất có thể đã thuyết minh “ngộ tâm” của Thiền tông. Đức Thích Ca Mâu Ni trước khi viên tịch đã triệu tập chúng đệ tử lại, mọi người cho rằng Đức Phật sẽ thuyết pháp, nên đều tĩnh tâm đợi lắng nghe. Phật Tổ lại không nói, chỉ dùng tay cầm một đoá hoa lên. Chúng đệ tử có mặt đều không biết tại sao, chỉ có ngài Ma Ha Ca Diếp 摩诃迦叶bên cạnh Phật Tổ mỉm cười. Phật Tổ liền tuyên bố:

          Ta có áo diệu tâm pháp phổ chiếu vũ trụ, bao hàm vạn hữu tinh thâm, tức diệt sinh tử, siêu thoát luân hồi, có thể thoát khỏi tất cả biểu tướng hư giả tu thành chánh quả, diệu xứ trong đó khó dùng ngôn ngữ để nói. Ta lấy trí quan sát, lấy tâm truyền tâm, giáo ngoại biệt truyền nhất tông, hiện tại truyền cho Ma Ha Ca Diếp.

          Phật Tổ thấy trong số chúng đệ tử, chỉ có ngài Ma Ha Ca Diếp lĩnh hội được Phật pháp, thế là đem cà sa và y bát thường dùng truyền cho ngài Ca Diếp. Phật Tổ không nói một chữ, ngài Ma Ha Ca Diếp đã lĩnh ngộ tinh thần Phật giáo, đó chính là điều mà Thiền tông đề xướng gọi là “ngộ tâm”.

          Sau ngài Bồ Đề Đạt Ma, Thiền tông kinh qua Nhị tổ Huệ Khả 慧可, Tam tổ Tăng Xán 僧璨, Tứ tổ Đạo Tín 道信, Ngũ tố Hoằng Nhẫn 弘忍, Lục tổ Huệ Năng 慧能 ra sức phát dương, cuối cùng một hoa năm lá, nở trong bí uyển, trở thành Thiền môn lớn nhất của Phật giáo Trung Quốc, người đời sau bèn tôn ngài Đạt Ma là Sơ tổ của Thiền tông Trung Quốc.

Chú của người dịch

1- Cầu Na Bạt Đà 求那跋陀: Tức Cầu Na Bạt Đà La求那跋陀罗 (Gunabhadra) (năm 394 – năm 468), còn được dịch là Cầu Na Bạt Đa La求那跋多罗, Cầu Na Bạt Đà La求那跋佗罗, gọi tắt là Bạt Đà跋陀, dịch ý là “công đức hiền”, người Trung Thiên Trúc 中天竺, cao tăng Phật giáo Ấn Độ.

http://www.owlapps.net/owlapps_apps/articles?id=1192287&lang=zh

2- Tăng Trù 僧稠 (năm 480 – năm 560): người Xương Lê 昌黎, tục tính là Tôn , là vị tăng nhân nổi tiếng thời Bắc Nguỵ và Bắc Tề. Đầu tiên tại chùa Cảnh Minh tự 景明xuất gia, bái ngài Trị Thực 治实 làm thầy, sau đến chùa Thiếu Lâm tự 少林bái ngài Bạt Đà 跋陀 làm thầy. Ngài Tăng Trù lúc nhỏ thân thể yếu đuối, sau phát phẫn tập võ, luyện được thân thể mạnh mẽ nhanh nhẹn. Ngài lí giải cực nhanh, thành tích họ Phật trác tuyệt, được ngài Bạt Đà khen là “Thông Lĩnh dĩ đông, Thiền học chi tối” 葱岭以东, 禅学之最 (là người học Thiền học xuất sắc ở phía đông Thông Lĩnh). Về sau ngài tại chùa Tung Nhạc 嵩岳giảng kinh thuyết pháp, có ảnh hưởng rất lớn.

https://baike.baidu.com/item/%E5%83%A7%E7%A8%A0

                                                               Huỳnh Chương Hưng

                                                               Quy Nhơn 29/6/2021

Nguyên tác Trung văn

TRUNG QUỐC THIỀN TÔNG THUỶ TỔ BỒ ĐỀ ĐẠT MA

中国禅宗始祖菩提达摩

Trong quyển

NHẤT BẢN THƯ ĐỘC ĐỔNG

TRUNG QUỐC TRUYỀN THUYẾT VĂN HOÁ

(quyển 1)

一本书读懂中国传说文化

Tác giả: Thạch Khai Hàng 石开航

Bắc Kinh: Trung Hoa Hoa kiều xuất bản xã, 2012, tái bản 2019

Previous Post Next Post