TẠI SAO LÀ “ĐÔNG SƠN TÁI KHỞI” MÀ KHÔNG
PHẢI LÀ
“TÂY SƠN TÁI KHỞI” HAY “
“Đông
sơn tái khởi” 东山再起thường dùng để hình dung một người sau khi lui về ở ẩn
lại ra nhậm chức, cũng dùng để ví sau khi thất thế lại có lại được vị thế mới.
Xuất xứ từ Tấn thư – Tạ An truyện 晋书 - 谢安传:
Ẩn cư tại Đông sơn ở Cối Kê, qua 40 tuổi lại
ra nhậm các chức trọng yếu là Hoàn Ôn Tư mã 桓温司马, Trung thư 中书, Tư đồ 司徒, nhà Tấn nhờ
đó mà chuyển nguy thành an.
Tạ An 谢安 người
Dương Hạ 阳夏 Trần
quận 陈郡, xuất thân sĩ tộc, lúc trẻ có quan hệ rất tốt với
Vương Hi Chi 王羲之, thường vui chơi tại Đông sơn 东山 ở Cối
Kê 会稽, ngâm thơ bàn văn. Đương thời trong giai tầng sĩ đại
phu phong kiến, Tạ An có danh vọng rất cao. Mọi người đều cho rằng Tạ An là người
rất có tài năng, nhưng ông nguyện ẩn cư Đông sơn mà không muốn ra làm quan. Có
người từng tiến cử ông ra làm quan, ông chỉ nhậm chức hơn một tháng rồi từ chức
về nhà. Thế là trong giới sĩ đại phu lưu truyền câu: “Tạ An không ra làm quan,
bách tính làm sao đây?” Đến khi hơn 40 tuổi, Tạ An mới lại tái nhậm chức quan.
Do bởi Tạ An trường kì ẩn cư tại Đông sơn, cho nên người đời sau đem việc ông
ra làm quan trở lại gọi là “Đông sơn tái khởi” 东山再起.
Lại có
một thuyết khác cho rằng “Đông sơn tái khởi” chỉ Tể tướng Lí Cương 李纲 đời
Tống. Lí Cương là phái chủ chiến thời Bắc Tống, từng ra sức tiến cử Nhạc Phi 岳飞 đảm
nhậm thống soái kháng Kim. Sau khi Nhạc Phi bị Tần Cối 秦桧 hại chết, Lí
Cương cũng bị biếm đến Nhai Châu 崖州 ở đảo Hải
Hai câu chuyện này đều bắt đầu từ ẩn cư hoặc bị bãi quan, sau đó lại có được thành tựu. “Đông sơn” là nơi mà họ tái khởi, cho nên có cách nói “Đông sơn tái khởi”. Ngày nay chúng ta thường dùng thành ngữ này để biểu đạt sau khi trải qua thất bại sau đó lại có được thành công.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 24/6/2021
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013