KHÁCH QUA ĐƯỜNG
ĐỂ HỮNG HỜ CHÀNG TIÊU (3126)
Thôi
Giao 崔郊 thời
Đường có bài Tặng khứ tì 赠去婢:
Công tử vương tôn trục hậu trần
Lục Châu thuỳ lệ trích la cân
Hầu môn nhất nhập thâm như hải
Tùng thử Tiêu lang thị lộ nhân
公子王孙逐后尘
绿珠垂泪滴罗巾
侯门一入深如海
从此萧郎是路人
(Các vương tôn công tử cả ngày chạy theo sau lưng nàng
Nhưng nàng giống như nàng Lục Châu, nước mắt thấm ướt
cả khăn
Cửa nhà quyền quý một khi đã vào, giống như biển kia
sâu thắm
Từ đó, chàng Tiêu trở thành kẻ xa lạ bên đường)
Theo
ghi chép trong Vân Khê hữu nghị 云溪友议 của Phạm Sư 范攄 và Toàn Đường
thi thoại 全唐诗话, khoảng niên hiệu Nguyên Hoà 元和 (niên hiệu của Đường Hiến Tông 唐宪宗 806
– 820), người cô của Tú tài Thôi Giao 崔郊 có một tì nữ rất
xinh đẹp, Thôi Giao và nàng thầm cảm mến. Về sau tì nữ đó được bán cho Vu Địch 于頔, một người hiển quý. Thôi Giao tưởng nhớ mãi không
nguôi. Một lần nhân tiết Hàn thực, tì nữ ra ngoài, Thôi Giao tình cờ gặp, trong
lòng ngổn ngang trăm mối, viết ra bài thơ này.
Có điều chi nữa
mà ngờ
Khách qua đường
để hững hờ chàng Tiêu!
(“Truyện Kiều” 3125 – 3126)
Chàng Tiêu: Tức Tiêu lang. Tiêu lang có vợ là Lục Châu bị bắt
dâng cho Quách Tử Nghi, từ đó chàng gặp vợ cứ phải làm ngơ như khách qua đường.
Thơ Đường “Hầu môn nhất nhập thâm như hải; Tòng thử Tiêu lang thị lộ nhân”, nghĩa
là “Cửa vị công hầu đã bước vào thì sâu như biển; Từ đó, chàng Tiêu là khách
qua đường”.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
ghi rằng:
Tình sử:
Vợ Tiêu lang là Lục Châu bị người ta bắt dâng ông Quách tử Nghi, từ đấy trông
thấy vợ cũng như người đi đường. Có thơ: 侯門一入深如海從此蕭郎是路人(Hầu môn nhất nhập thâm như hải, tòng thử Tiêu lang thị
lộ nhân) Một tới cửa Hầu sầu tựa bể, chàng Tiêu từ đó kẻ đi đường.
(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)
Xét:
Lục Châu 绿珠: là một mĩ nữ nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, vốn
họ Lương 梁. Thạch Sùng 石崇 dùng 10 hộc minh châu mua nàng về làm thiếp. Khi loạn
bát vương phát sinh, Triệu Vương Tư Mã Luân 赵王司马伦 chuyên quyền, Thạch Sùng thất thế. Thủ hạ của Tư Mã Luân là Tôn Tú 孙秀 ngầm
mến mộ Lục Châu, sai người đến đòi Thạch Sùng giao Lục Châu. Thạch Sùng gọi mấy
chục ca kĩ trong nhà bảo trốn chạy, riêng giữ một mình Lục Châu lại. Tôn Tú đại
nộ, thuyết phục Tư Mã Luân giết Thạch
Sùng. Khi binh sĩ của Tư Mã Luân đến cổng vườn Kim Cốc 金谷,
Thạch Sùng nói với Lục Châu: “Ta lần này đắc tội với nàng rồi”. Lục Châu khóc
đáp lời rằng: “Thiếp xin được chết trước mặt chàng”. Thế là Lục Châu nhảy lầu tự
tận.
Thi
nhân các đời ngâm vịnh Lục Châu rất nhiều. Ở đây Thôi Giao mượn Lục Châu để chỉ
người yêu của mình.
Tiêu lang 萧郎: nguyên chỉ Lương Vũ Đế Tiêu Diễn 梁武帝萧衍, người kiến lập nhà Lương 梁 thời Nam Triều.
Tiêu Diễn phong lưu đa tài, rất nổi tiếng trong lịch sử. Người đời sau dùng
“Tiêu lang” trong thơ ca, phiếm chỉ con trai hoặc con trai mà người con gái yêu
mến. Trong bài thơ trên, Thôi Giao tự ví mình.
Có thuyết
cho “Tiêu lang” là Tiêu Sử 萧史 giỏi thổi sáo thời Xuân Thu trong truyền thuyết, được
Tần Mục Công 秦穆公 gả
con gái là Lộng Ngọc 弄玉 cho. Cả hai cùng tu
tiên cuối cùng cưỡi rồng cưỡi phụng bay lên trời.
https://www.ppzuowen.com/book/xiaoxueshengshici/meidelingrenzhixidetangshi/167809.html
Câu 3125 trong “Truyện Kiếu”, xuất xứ từ bài Tặng khứ tì của Thôi Giao.
Huỳnh Chương Hưng
Quy
Nhơn 06/5/2021