VĂN HOÁ VỚI VĂN HOÁ TRUNG QUỐC
(tiếp theo)
Nhưng,
cho dù “văn hoá” có bao nhiêu định nghĩa, đều có một điểm cơ bản rất rõ, tức vấn
đề hạt nhân của văn hoá là con người. Có con người mới có thể sáng tạo ra văn
hoá, hình thành văn hóa. Văn hoá là sự thể hiện trí tuệ và sức sáng tạo của
nhân loại. Chủng tộc khác nhau, dân tộc khác nhau sẽ sáng tạo ra văn hoá khác
nhau. Con người sáng tạo ra văn hoá, cũng hưởng thụ văn hoá, đồng thời cũng bị
ước thúc bởi văn hoá, cuối cùng lại muốn không ngừng cải tạo văn hoá. Chúng ta
đều là người sáng tạo ra văn hoá, lại là người hưởng dụng và cải tạo nó. Con
người tuy chịu sự ước thúc của văn hoá, nhưng con người trong sự phát triển văn
hoá luôn là chủ động. Nếu không có sự chủ động sáng tạo của con người, thì văn
hoá sẽ mất đi sắc màu, mất đi sức sống, thậm chí mất đi cả sinh mệnh. Chúng ta
hiểu và nghiên cứu văn hoá, kì thực chủ yếu là sáng tạo tư tưởng lúc quan sát
và nghiên cứu con người, sáng tạo hành vi, sáng tạo tâm lí, sáng tạo phương
cách cùng thành quả cuối cùng của nó. Về kết cấu của văn hoá, cũng có nhiều
cách nói khác nhau. Thường người ta đem nó chia là 4 tầng bậc:
- Một
là tầng vật thái văn hoá, chỉ hoạt động sản xuất vật chất của con người cùng tổng
hoà sản phẩm của nó, là những sự vật thực tại cụ thể nhìn thấy được, sờ mó được,
như y 衣, thực 食, trú 住, hành 行 (y phục,
thức ăn, cư trú, đi lại) ...
- Hai
là tầng chế độ văn hoá, chỉ những hành vi tự thân quy phạm và những chuẩn tắc của
mối quan hệ hỗ tương điều hoà được kiến lập trong thực tiễn xã hội.
- Ba là
tầng hành vi văn hoá, chỉ những tập quán và phong tục ước định của con người
trong trường kì giao tiếp xã hội, nó là một loại hành vi xã hội, hành vi tập thể,
không phải là tuỳ tâm sở dục của cá nhân.
- Bốn
là tầng tâm thái văn hoá, chỉ tâm lí xã hội của con người và hình thái ý thức
xã hội, bao gồm quan niệm giá trị, tình thú thẩm mĩ, phương thức tư duy của con
người cùng với những tác phẩm văn học nghệ thuật mà được sản sinh từ đó. Đó là
bộ phận hạt nhân của văn hoá, cũng là bộ phận tinh hoa của văn hoá.
Văn hoá
Trung Quốc là một hệ thống có tính cách đặc biệt và kết cấu hoàn chỉnh trong vườn
hoa văn hoá nhân loại. Nó mọc rễ trên mảnh đất phương đông, dung nhập trí tuệ
phương đông, hấp thụ hạt giống ngoại lai, cuối cùng hình thành một hệ thống văn
hoá có nội hàm vô cùng phong phú, có năng lực tự thân sáng tạo cái mới, đồng thời
luôn sống mãi. Đối với hệ thống to lớn của văn hoá Trung Quốc, chúng ta có thể
từ những giác độ khác nhau để phân giải và nhận thức nó. Nếu phân theo khu vực
hình thái phát triển trục dọc, nó đầu tiên có thể phân làm văn hoá truyện thống
và văn hoá hiện đại, đương đại; nếu phân theo khu vực sản xuất, nó có thể phân
làm văn hoá nông canh trung nguyên và văn hoá du mục biên cương phía bắc, mà
văn hoá nông canh lại có thể phân làm văn hoá Giang Nam và văn hoá phương bắc;
nếu phân theo loại hình khu vực văn hoá, nó bao gồm văn hoá Tam Tần 三秦 (1), văn hoá Tam Tấn 三晋 (2), văn hoá Yên Triệu 燕赵,
văn hoá Tề Lỗ 齐鲁, văn hoá Ngô Việt 吴越,
văn hoá trung châu, văn hoá Lưỡng Hoài 两淮,
văn hoá Kinh Sở 荆楚, văn hoá Ba Thục 巴蜀,
văn hoá Lĩnh Nam 岭南; nếu phân theo khu vực mang thuộc tính dân tộc, nó
bao gồm văn hoá Hán và văn hoá dân tộc thiểu số (văn hoá dân tộc thiểu số lại
có thể phân làm văn hoá Tạng 藏, văn hoá Mông 蒙, văn hoá Mãn 满,
văn hoá Tráng 壮, văn hoá Nạp Tây 纳西...);
nếu phân theo khu vực mang tính xã hội, nó có thể phân làm văn hoá hoàng gia và
văn hoá dân gian, văn hoá tinh anh và văn hoá đại chúng, văn hoá tôn giáo và
văn hoá thế tục; nếu phân theo khu vực có thuộc tính tôn giáo, nó có thể phân
làm văn hoá Đạo giáo, văn hoá Phật và văn hoá Islam; nếu phân theo khu vực môn
loại khác nhau, thì nó bao hàm lại càng nhiều, như văn hoá kiến trúc, văn hoá
phục sức, văn hoá ẩm thực, văn hoá xe cộ tàu thuyền, văn hoá thanh đồng, văn
hoá ngọc khí, văn hoá sơn, văn hoá thuỷ, văn hoá trà, văn hoá tửu, tất cả đều
bao hàm trong đó. Đương nhiên, còn có thể tiến hành phân chia nhỏ hơn nữa. Thế
thì, việc nghiên cứu văn hoá Trung Quốc mà chúng ta nói ở đây rốt cuộc là chỉ
thứ gì? Chủ yếu chỉ văn hoá truyền thống. Tức văn hoá dân tộc do dân tộc Trung
Hoa cư trú trên đất nước Trung Quốc sáng tạo ra, nó trải qua diễn biến hàng
ngàn năm, hội tụ lại thành một hệ thống hoàn chỉnh, phản ánh đặc chất dân tộc
và phong mạo dân tộc, ngưng kết tinh thần dân tộc và khí chất dân tộc, đồng thời
vì dân tộc Trung Hoa nó không ngừng nối đời kế thừa và phát triển. Trong quá
trình diễn biến lịch sử này, bộ phận chủ thể văn hoá là văn hoá Hán của khu vực
trung nguyên trong sản xuất, đồng thời lại dung hợp những tinh hoa của văn hoá
các dân tộc thiểu số. Trọng tâm tinh thần của nó là tư tưởng Nho gia do Khổng Tử
孔子 sáng
lập, đồng thời lại phụ thêm tư tưởng Đạo gia và tư tưởng Phật gia. Do đó nó đặc
biệt tươi sáng, nội hàm phong phú, lịch sử lâu đời, bác đại tinh thâm, là kết
tinh nền văn minh mấy ngàn năm của dân tộc Trung Hoa. (hết)
1- Tam Tần 三秦: Thời Xuân Thu
Chiến Quốc nhân vì Thiểm Tây 陕西là trị địa của nước
Tần, cho nên người đời sau đem Thiểm Tây gọi tắt là “Tần” 秦. Lai lịch Tam Tần bắt đầu từ Hạng Vũ 项羽: Hạng Vũ xuất thân từ gia đình cựu quý tộc nước Sở.
Khi khởi nghĩa nông dân cuối đời Tần nổ ra, để khôi phục nước Sở, năm 207 trước
công nguyên trong trận chiến Cự Lộc 巨鹿, Hạng Vũ đã tiêu diệt quân chủ lực của Tần,
Chương Hàm 章邯đầu hàng. Năm 206 trước công nguyên Hạng Vũ dẫn binh
vào Hàm Dương 咸阳, giết Tần Vương Tử Anh 子婴
đã quy hàng, đồng thời thiêu đốt thành Hàm Dương, thiêu huỷ cung A Bàng 阿房, tự lập làm Tây Sở Bá Vương 西楚霸王. Hạng Vũ dẫn binh về phía đông, đóng đô ở Bành Thành 彭城 (nay
là Từ Châu 徐州), tự xem mình là kẻ thống trị tối cao, đại phong chư
hầu. Phong Lưu Bang 刘邦 làm Hán Vương 汉王,
đóng đô tại Nam Trịnh 南郑, quản hạt vùng Thiểm
https://baike.baidu.com/item/%E4%B8%89%E7%A7%A6%E5%A4%A7%E5%9C%B0
2- Tam Tấn 三晋: Là hợp xưng của
ba nước Nguỵ, Triệu, Hàn, về địa lí chỉ khu vực nguyên là đất cũ của nước Tấn.
Triệu thị 赵氏, Hàn thị 韩氏, Nguỵ thị 魏氏vốn là Lục khanh của nước Tấn. Năm 453 trước công
nguyên, ba nhà liên kết nhau, tại Tấn Dương 晋阳đánh
bại Trí thị 智氏 đang
chấp chính nước Tấn, từ đó ba nhà dần qua phân nước Tấn. Năm 403 trước công
nguyên, Chu thiên tử thừa nhận ba nhà làm chư hầu, sử xưng là “Tam gia phân Tấn”
三家分晋. Vùng đất đại khái nay là tỉnh Sơn Tây 山西, trung bộ và bắc bộ tỉnh Hà
https://baike.baidu.com/item/%E4%B8%89%E6%99%8B
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 17/4/2021
Nguyên tác Trung văn
VĂN HOÁ DỮ TRUNG QUỐC VĂN HOÁ
文化与中国文化
Trong quyển
TRUNG QUỐC VĂN HOÁ YẾU LƯỢC
中国文化要略
Tác giả: Trình Dụ Trinh 程裕祯
Bắc Kinh: Ngoại ngữ giáo học dữ nghiên cứu xuất bản
xã, 2017