THẬP TAM KINH CHÚ SỚ
Thập tam kinh 十三经là kinh điển của
Nho gia, triều Hán cùng với các học giả sau này đã làm công việc chú thích một
khối lượng lớn, mọi người gọi đó là “chú” 注 hoặc “tiên” 笺. Thời Đường Tống, do bởi thời gian dài lâu, đối với
những chú thích của đời Hán, người ta khó mà hiểu rõ, thế là một số học giả
không chỉ chú thích chính văn của kinh truyện, mà còn tiến hành giải thích và
trình bày cựu chú của tiền nhân, tập quán gọi đó là “sớ” 疏 hoặc
“chính nghĩa” 正义. Từ thời Nam Tống về sau, có người đem Thập tam kinh cùng với những chú, sớ,
chính nghĩa tương đối tốt hợp khắc, hình thành một bộ kinh thư cùng chú văn của
nó, gọi là “Thập tam kinh chú sớ” 十三经注疏.
Tác giả
chú sớ của 13 bộ kinh thư lần lượt như sau:
1-
2- Thượng thư 尚书 (Hán) Khổng An
Quốc 孔安国 truyện, (Đường) Khổng Dĩnh Đạt 孔颖达 đẳng
chính nghĩa.
3- Thi kinh 诗经 (Tây Hán) Mao Hanh 毛亨 truyện, (Đông
Hán) Trịnh Huyền 郑玄 tiên, (Đường) Khổng Dĩnh Đạt 孔颖达 đẳng
chính nghĩa.
4-
5- Nghi lễ 仪礼 (Đông Hán) Trịnh Huyền 郑玄 chú, (Đường) Giả
Công Ngạn 贾公彦sớ.
6- Lễ kí 礼记 (Đông Hán) Trịnh
Huyền 郑玄 chú,
(Đường) Khổng Dĩnh Đạt 孔颖达 đẳng chính nghĩa.
7- Xuân Thu Công
Dương truyện 春秋公羊传 (Hán) Hà Hưu 何休chú,
(Đường) Từ Ngạn 徐彦sớ.
8- Xuân Thu Cốc
Lương truyện 春秋谷梁传 (Tấn) Phạm Ninh 范宁chú,
(Đường) Dương Sĩ Huân 杨士勋sớ.
9- Xuân Thu Tả
Thị truyện 春秋左氏传 (Tấn) Đỗ Dự 杜预chú, (Đường) Khổng
Dĩnh Đạt 孔颖达 đẳng
chính nghĩa.
10- Luận ngữ 论语 (Nguỵ) Hà Án 何晏 tập giải, (Tống) Hình Bính 邢昺 sớ.
11- Hiếu kinh 孝经 (Đường) Huyền
Tông 玄宗 chú,
(Tống) Hình Bính 邢昺 sớ.
12- Mạnh Tử 孟子 (Hán) Triệu Kì 赵岐
chú, (Tống) Tôn Thích 孙奭 sớ.
13- Nhĩ nhã 尔雅 (Tấn) Quách Phác 郭璞 chú, (Tống) Hình Bính 邢昺 sớ.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 03/4/2021
Nguồn
BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 3000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
不可不知的 3.000
个文化常识
Biên soạn: Tinh Hán 星汉
Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2010