Dịch thuật: Giấn mình trong áng can qua (2941) ("Truyện Kiều")

 

GIẤN MÌNH TRONG ÁNG CAN QUA (2941)

          Can qua 干戈: “Can” là loại vũ khí thời cổ thường dùng, nhà Tần gọi là “thuẫn” , lục quốc Sơn Đông gọi là “can” . “Qua” là loại vũ khí giống cây mâu dùng để tấn công. Nhân đó “can qua” dùng để chỉ vũ khí, như: 

          Thi – Chu tụng – Thời mại - 周颂 - 时迈:

Minh chiêu Hữu Chu

Thức tự tại vị

Tái tập can qua

Tái cao cung thỉ

明昭有周

式序在位

载戢干戈

载櫜弓矢

(Rạng rỡ thay nhà Chu

Theo vị thứ phong thưởng chư hầu

Thu giữ thuẫn và giáo

Cất cung tên vào bao)

          Và trong Diêm thiết luận – Thế vụ 盐铁论 - 世务của Hoàn Khoan 桓宽 đời Hán:

          Phương thử chi thời, thiên hạ hoà đồng, quân thần nhất đức, ngoại nội tương tín, thượng hạ tập mục. Binh thiết nhi bất thí, can qua bế tàng nhi bất dụng.

          方此之时, 天下和同, 君臣一德, 外内相信, 上下戢睦. 兵设而不试, 干戈闭藏而不用.

          (Lúc bấy giờ, thiên hạ được thái bình, quân thần cùng một đức, trong ngoài tin nhau, trên dưới hoà mục. Quân đội tuy lập ra nhưng không dùng đến, thuẫn giáo cất đi không sử dụng.)

 http://www.xinfajia.net/2403.html

“Can qua” cũng dùng để chỉ chiến tranh, như:

          Sử kí – Nho lâm liệt truyện tự 史记 - 儒林列传序:

Nhiên thượng hữu can qua, diệc vị hạ hoàng tường tự chi sự dã.

然尚有干戈, 亦未暇遑庠序之事也.

 (Nhưng nay hãy còn chiến tranh, chưa có thời gian cùng công sức để lo việc học)

https://zhidao.baidu.com/question/1384085364988058340.html

          Và trong Hà xứ nan vong tửu 何处难忘酒 (bài 1) của Vương An Thạch 王安石đời Tống có câu:

Phú liễm trung nguyên khốn

Can qua tứ hải sầu

赋敛中原困

干戈四海愁

(Thuế khóa khiến trung nguyên khốn khó

Chiến tranh làm bốn biển lo sầu)

https://m.qqlqq.com/shici/48936015.htm

Giấn mình trong áng can qua

Vào sinh ra tử, hoạ là thấy nhau

(“Truyện Kiều” 2941 – 2942)

Can qua: Can là cái gậy để đánh, qua là cái giáo, nghĩa rộng là chiến tranh ở khía cạnh giao chiến.

(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)

Xét: Bản “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, câu 2941 là:

DẤN mình trong ĐÁM can qua

(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960) 

                                                                 Huỳnh Chương Hưng

                                                                 Quy Nhơn 23/4/2021

Previous Post Next Post