Dịch thuật: Chính sử

 

CHÍNH SỬ 

          Chính sử 正史, chính là sử thư được quan phương cho là chính tông và chính thống, đem chính sử xem là loại danh sử tịch sớm nhất là Tuỳ thư – Kinh tịch chí 隋书 - 经籍志. Chính sử có phạm trù xác định, thời Tống có thập thất sử (17 bộ), đó là Sử kí 史记, Hán thư 汉书, Hậu Hán thư 后汉书, Tam quốc chí 三国志, Tấn thư 晋书, Tống thư 宋书, Nam Tề thư 南齐书, Lương thư 梁书, Trần thư 陈书, Nguỵ thư 魏书, Bắc Tề thư 北齐书, Chu thư 周书, Tuỳ thư 隋书, Nam sử 南史, Bắc sử 北史, Tân Đường thư 新唐书, Tân ngũ đại sử 新五代史. Đến đời Minh, tăng thêm Tống sử 宋史, Liêu sử 辽史, Kim sử 金史 và Nguyên sử 元史 thành nhị thập nhất sử (21 bộ). Đời Thanh lại tăng thêm Cựu Đường thư 旧唐书, Cựu Ngũ đại sử 旧五代史 Minh sử 明史 thành nhị thập tứ sử (24 bộ). “Nhị thập tứ sử” là cách nói thông hành nhất của chính sử. Thời Dân Quốc, tăng thêm Tân Nguyên sử 新元史, nhưng có địa phương thì đưa Thanh sử cảo 清史稿vào, thế là lại thành nhị thập ngũ sử (25 bộ), nếu như đưa cả hai bộ vào thì là nhị thập lục sử (26 bộ). Trước đời Đường, chính sử nhìn chung là do tư nhân biên soạn, như Sử kí 史记 là do Tư Mã Thiên 司马迁 biên soạn, Hán thư 汉书 là của Ban Cố 班固, Hậu Hán thư 后汉书  của Phạm Việp 范晔, Tam quốc chí 三国志 của Trần Thọ 陈寿. Từ đời Đường trở về sau, chính sử bắt đầu do quan phương tổ chức biên soạn, như Tấn thư 晋书, do Phòng Huyền Linh 房玄龄, Chử Toại Lương 褚遂良, Hứa Kính Tông 许敬宗 giám tu, biên soạn có tổng cộng 21 người. Như Tuỳ thư 隋书, trước tiên do Nguỵ Trưng 魏徵 giám tu, sau do Trưởng Tôn Vô Kị 长孙无忌 tiếp tục, biên soạn có Khổng Dĩnh Đạt 孔颖达, Hứa Kính Tông 许敬宗, Vu Chí Ninh 于志宁, Nhan Sư Cổ 颜师古 ... những học giả nổi tiếng. Trong số chính sử sa đời Đường, tư nhân biên soạn chỉ có vài bộ rất ít như Tân Ngũ đại sử 新五代史 của Âu Dương Tu 欧阳修. Chính sử quan tu thường do Tể tướng đương triều đảm nhiệm chủ biên, nhân vì trong đó có liên quan đến một số vấn đề chính trị nhạy cảm, Tể tướng dựa vào thân phận của mình có thể tiến hành cân nhắc quyết định. Tuy trong chính sử khó tránh được còn có một bộ phận viết không đúng sự thật và che giấu, nhưng tính quyền uy của nó vẫn là điều mà các sử thư khác không thể sánh lại. Tư liệu căn cứ để biên soạn chính sử là tối nguyên thuỷ, cũng là tối toàn diện, còn người biên soạn chính sử thông thường là những học giả và Sử học gia hàng đầu lúc bấy giờ, cho nên trong việc nghiên cứu lịch sử, chính sử chiếm một địa vị có tính căn bản.

                                                                   Huỳnh Chương Hưng

                                                                   Quy Nhơn 09/3/2021

Nguồn

BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 3000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC

不可不知的 3.000 个文化常识

Biên soạn: Tinh Hán 星汉

Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2010

Previous Post Next Post