Dịch thuật: Điểm danh trước dẫn chực ngoài cửa viên (2318) ("Truyện Kiều")

 

ĐIỂM DANH TRƯỚC DẪN CHỰC NGOÀI CỬA VIÊN (2318)

          Cửa viên: Chữ Hán là “viên môn” 辕门. Thời cổ khi đế vương đi tuần thú hoặc săn bắn, lúc ở lại tại một nơi hiểm trở, dùng xe xếp vây lại làm tường, chỗ ra vào dựng hai xe đối diện, cho hai càng xe giao nhau, hình thành cửa có dạng một nửa hình tròn, gọi là “viên môn”. Về sau chỉ doanh môn của tướng lĩnh cùng cửa ngoài của quan thự.

https://baike.baidu.com/item/%E8%BE%95%E9%97%A8

          Trong Chu lễ - Thiên quan – Chưởng xá 周礼 - 天官 - 掌舍 có ghi:

          Chưởng xá chưởng vương chi hội đồng chi xá. Thiết bệ hộ tái trùng. Thiết xa cung, viên môn. ...

          掌舍掌王之会同之舍. 设梐枑再重. 设车宫辕门.

          (Chưởng xá phụ trách cung xá khi vương ra bên ngoài hội cùng chư hầu. Thiết trí hai lớp hàng rào mắt cáo để ngăn cấm. Dùng xe vây thành một vòng để làm cung, dùng càng xe của hai xe đặt đối diện làm cung môn.)

          (Chu lễ dịch chú 周礼译注: Dương Thiên Vũ 杨天宇. Thượng Hải - Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, 2004)

Tiên nghiêm, trống chửa dứt hồi

Điểm danh, trước dẫn chực ngoài cửa viên

(“Truyện Kiều” 2317 - 2318)

Tạ lòng, lạy trước sân mây

Cửa viên lại dắt một dây dẫn vào

(“Truyện Kiều” 2379 - 2380)

Từ công hờ hững biết đâu?

Đại quan lễ phục, ra đầu cửa viên

(“Truyện Kiều” 2511 - 2512) 

Cửa viên: Chữ Hán là viên môn. Ngày xưa chỗ quân doanh, nơi viên tướng đóng, thường dụng càng xe (viên) làm cửa (môn), lấy các cỗ xe làm giậu.

(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)

Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, ghi rằng:

          Hán thư: Vệ Thanh dĩ mộ vi phủ, dĩ xa viên vi môn.

          漢書: 衛青以幕為府以車轅為門

          (Sách Hán: Ngươi Vệ Thanh lấy màn làm phủ, lấy xe viên làm cửa quan)

(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960) 

                                                                 Huỳnh Chương Hưng

                                                                 Quy Nhơn 16/02/2021

Previous Post Next Post