Dịch thuật: Sự đấu tranh giữa hai phái Cổ văn học và Kim văn học

 

SỰ ĐẤU TRANH GIỮA HAI PHÁI CỔ VĂN HỌC VÀ KIM VĂN HỌC 

          Phái Cổ văn học 古文学 và phái Kim văn học 今文学 (1), từ những năm cuối thời Tây Hán kéo dài đến cuối thời Đông Hán, trong khoảng hơn 200 năm đã phát sinh 4 lần đấu tranh với quy mô lớn, ngoài mặt hoặc giả để tranh địa vị quan học hoặc giả để tranh sự chân nguỵ của thư tịch. Hậu bán kì triều Thanh cũng phát sinh sự đấu tranh như thế. Nếu so sánh vấn đề tranh luận giữa hai phái, có thể rút ra được mấy điểm chính như sau:

          1- Phái Kim văn tôn Khổng Tử 孔子 là Tố Vương 素王 nhận thiên mệnh (Tố Vương là vị Vương không có ngôi vị); phái Cổ văn tôn Khổng Tử là Tiên Sư 先师.

          2- Phái Kim văn cho Khổng Tử là thác cổ cải chế; phái Cổ văn cho Khổng tử là Sử học gia thuật nhi bất tác.

          3- Phái Kim văn xem lục kinh là trứ tác của Khổng Tử; phái Cổ văn xem lục kinh là sử liệu cổ đại.

          4- Phái Kim văn lấy Xuân Thu Công Dương truyện 春秋公羊传 làm chỗ dựa chủ yếu; phái Cổ văn lấy Chu lễ 周礼 làm chính.

          5- Phái Kim văn chỉ trích kinh truyện phái Cổ văn là tác phẩm Lưu Hâm 刘歆 nguỵ tạo; phái Cổ văn chỉ trích kinh truyện Kim văn là loại tàn khuyết do ngọn lửa triều Tần. Kinh truyện Kim văn hiện tồn có Nghi lễ 仪礼, Công Dương 公羊, Cốc Lương 穀梁 (?) cùng Tiểu Đới lễ kí 小戴礼记 (?), Đại Đới lễ kí 大戴礼记 (?), Hàn thi ngoại truyện 韩诗外传; phái Cổ văn hiện tồn có Mao thi 毛诗, Chu lễ 周礼, Tả truyện 左传.

          6- Phái Kim văn tin vĩ thư 纬书 (2), cho rằng là vi ngôn đại nghĩa của Khổng Tử, có tồn tại; phái Cổ văn chỉ trích vĩ thư là hư nguỵ.

          Nhìn từ mấy điểm trên, không những chỗ căn cứ sách vở kinh truyện của hai phái bất đồng, mà thái độ trị học cũng tương phản. Phái Kim văn tuy chỉ trích Cổ văn kinh là nguỵ, nhưng bản thân kinh mà nó căn cứ vào cũng chưa chắc là chân, nhất là kinh thuyết hoàn toàn do chủ quan tạo ra, gây ra những nghị luận quái dị, nghiên về mê tín và độc đoán. Thái độ phái Cổ văn tương đối khách quan, chú trọng căn cứ lịch sử, không thu nạp những thuyết thần bí quái dị, cho nên kinh thuyết của nó tương đối tiếp cận chân tướng Khổng học, nhưng không tránh khỏi quá tin vào cổ.

Chú của người dịch

1- Phái Cổ văn học và phái Kim văn học:

Đây là hai phái lớn nghiên cứu kinh truyện, cũng gọi là Kim văn gia 今文家 và Cổ văn gia 古文家. Kinh học thời Tây Hán chưa có sự phân biệt cổ văn và kim văn. Thời triều Tần, Tần Thuỷ Hoàng đốt sách khiến nhiều kinh truyện bị mất. Đầu thời Tây Hán, quan phương mời các di lão, trưởng giả truyền thuật lại kinh truyện, dùng kiểu chữ lệ sử dụng đương thời ghi lại thành sách, gọi đó là “kim văn” 今文. Về sau, Lỗ Cung Vương mở rộng cung thất, khi phá vách nhà Khổng Tử phát hiện trong vách có Lễ kí 礼记, Thượng thư 尚书, Xuân Thu 春秋, Luận ngữ 论语, Hiếu kinh 孝经 đều viết theo kiểu cổ Trứu văn 古籀文, nên gọi là “cổ văn” 古文.

https://baike.baidu.com/item/%E4%BB%8A%E5%8F%A4%E5%AD%A6%E6%B4%BE

2- Vĩ thư 纬书:

          Vĩ thư là loại sách giải thích khiên cưỡng kinh nghĩa của Nho gia, chủ yếu tuyên dương thần học mê tín, nhưng cũng có ghi chép một số tri thức về phương diện như thiên văn, lịch pháp, gọi tắt là “vĩ” .

          Dịch , Thư , Thi , Lễ , Nhạc , Xuân Thu 春秋, cùng Hiếu kinh 孝经 đều có vĩ thư, xưng là “thất vĩ” 七纬 . Vĩ thư hưng vào cuối thời Tây Hán, thịnh hành vào thời Đông Hán, nhà Tống thời Nam Triều bắt đầu cấm chỉ, triều Tuỳ cấm càng triệt để. Dượng Đế 炀帝 lên ngôi, cho thu thập trong thiên hạ thư tịch cùng sấm vĩ có liên quan đem thiêu huỷ. Vĩ thư tuy mất gần hết, nhưng còn thấy rải rác ở chú sớ các kinh cùng những trưng dẫn ở các thư tịch khác. Học giả đời sau tăng gia thu thập lại.

http://www.chinesewords.org/dict/239556-792.html

                                                                 Huỳnh Chương Hưng

                                                                 Quy Nhơn 18/10/2020

Nguyên tác

CỔ KIM VĂN HỌC PHÁI ĐÍCH ĐẤU TRANH

古今文学派的斗争

Trong quyển

QUỐC HỌC THƯỜNG THỨC

国学常识

Tác giả: Tào Bá Hàn 曹伯韩

Bắc Kinh: Hoá học công nghiệp xuất bản xã, 2017

Previous Post Next Post