Dịch thuật: Xưng vị tuổi của người xưa (kì 3 - hết)

XƯNG VỊ TUỔI CỦA NGƯỜI XƯA
(kì 3 – hết)

70 tuổi
Tùng tâm chi niên 从心之年: Khổng Tử 孔子nói rằng:
          Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục.
          吾十有五而志于学, 三十而立, 四十而不惑, 五十而知天命, 六十而耳顺, 七十而从心所欲.
          (Ta 15 tuổi để chí vào việc học, 30 tuổi có thể tự lập, 40 tuổi không bị sự vật ngoại giới làm mê hoặc, 50 tuổi hiểu được mệnh trời, 60 tuổi đối đãi các loại ngôn luận một cách chính xác, 70 tuổi có thể theo sở dục của lòng mình (mà không vượt khỏi quy củ).)   (Luận ngữ - Vi chính 论语 - 为政)
Cho nên đời sau gọi 70 tuổi là “tùng tâm chi niên” 从心之年.
Cổ hi chi niên 古稀之年, Huyền xa chi niên 悬车之年, Trượng vi chi niên 杖围之年 (1): đều chỉ 70 tuổi. Thơ Đỗ Phủ 杜甫có câu:
Tửu trái tầm thường hành xứ hữu
Nhân sinh thất thập cổ lai hi
酒债寻常行处有
人生七十古来稀
(Nợ tiền rượu khắp nơi là chuyện thường
Người mà thọ bảy mươi thì xưa nay hiếm)
Điệt : niên kỉ 70, 80, phiếm chỉ niên lão.

77 tuổi
Hỉ thọ 喜寿: chỉ 77 tuổi. Chữ “hỉ” viết thảo tựa 77, cho nên mượn chỉ 77 tuổi.

80 tuổi
Triều mai chi niên 朝枚之年, Triều chi chi niên 朝枝之年, Mạo điệt chi niên 耄耋之年: đều chỉ 80 tuổi.
Trung thọ 中寿: chỉ 80 tuổi trở lên.
Tản thọ 伞寿: chỉ 80 tuổi. Nhân vì chữ (tản) viết thảo tựa “八十” (bát thập), cho nên gọi là “tản thọ” 伞寿.

88 tuổi
Mễ thọ 米寿: chỉ 88 tuổi. Nhân vì chữ (mễ) tách ra giống như (bát thập bát), cho nên mượn chỉ 88 tuổi.  Ngoài ra còn có hàm ý tuổi tuy cao nhưng việc ăn uống hãy còn  khoẻ.

90 tuổi
Thượng thọ 上寿: 90 tuổi trở lên là thượng thọ.
Thai bối 鲐背: Thai là một loại cá, vằn trên lưng nó giống như nếp nhăn trên da của người già. Người đến tuổi già, trên da xuất hiện dấu vết như vỏ trái đống lê, cho nên cũng gọi là “đống lê” 冻梨.

99 tuổi
Bạch thọ 白寿: chỉ 99 tuổi. “Bách” thiếu đi 1 còn 99, cho nên mượn chỉ 99 tuổi.

100 tuổi
Kì di 期颐, Kì di chi niên期颐之年: chỉ cao thọ 100 tuổi. Trong Lễ kí – Khúc lễ thượng 礼记 - 曲礼上có ghi:
Bách niên viết kì di
百年曰期颐
(Trăm tuổi gọi là kì di)
          Trịnh Huyền 郑玄 chú rằng:
Kì, do yếu dã; di, dưỡng dã. Bất tri y phục thực vị, hiếu tử yếu tận dưỡng đạo nhi dĩ.
          , 犹要也; , 养也. 不知衣服食味, 孝子要尽养道而已
          (Kì giống như “yếu” (cần phải); di là nuôi dưỡng. (Người đến 100 tuổi)  không biết đến quần áo, ăn uống; hiếu tử cần phải hết lòng chăm sóc)
          Cho nên 100 tuổi gọi là “kì di” 期颐.
Thượng thọ 上寿: 100 tuổi.

108 tuổi
Trà thọ 茶寿: chỉ 108 tuổi. Bên trên chữ (trà) là 廿 (nhập nghĩa là 20), bên dưới là 八十八 (bát thập bát), cả hai hợp lại được 108 tuổi.

140 tuổi
Song hi 双稀, Song khánh 双庆: chỉ 140 tuổi.
                                                                                (hết)

Chú của người dịch
1- Trượng vi chi niên 杖围之年:
Trong Lễ kí – Vương chế 禮記 - 王制  có ghi rằng:
          Ngũ thập trượng ư gia, lục thập trượng ư hương, thất thập trượng ư quốc, bát thập trượng ư triều.
          五十杖於家, 六十杖於鄉, 七十杖於國, 八十杖於朝
          (Người đến 50 tuổi có thể chống gậy đi trong nhà, 60 tuổi có thể chống gậy đi trong làng, 70 tuổi có thể chống gậy đi trong quốc đô, 80 tuổi có thể chống gậy lên triều)
          (“Lễ kí dịch giải” 禮記譯解Vương n Cẩm 王文錦 dịch giải, quyển thượng, Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 2007)
          Theo đó, người 50 tuổi gọi là “trượng gia” 杖家, 60 tuổi là “trượng hương” 杖鄉, 70 tuổi là “trượng quốc” 杖國, 80 tuổi là “trượng triều” 杖朝, có lẽ chữ (quốc) nhầm sang chữ (vi), nên  70 tuổi là “trượng quốc chi niên” 杖国之年 thì hợp lí hơn.

                                                                    Huỳnh Chương Hưng
                                                                    Quy Nhơn 30/8/2020

Nguồn
Previous Post Next Post