Dịch thuật: Trướng tô giáp mặt hoa đào (1281) ("Truyện Kiều")


TRƯỚNG TÔ GIÁP MẶT HOA ĐÀO (1281)
          Trướng tô: tức “lưu tô trướng” 流苏帐 chỉ bức rèm có trang sức những chùm tua kết buông rủ.
Vương Duy 王维 thi nhân thời Đường trong Phù Nam khúc ca từ ngũ thủ 扶南曲歌词五首 ở bài thứ 1 có viết:
Thuý vũ lưu tô trướng
Xuân miên thự bất khai
Tu tùng diện sắc khởi
Kiều trục ngữ thanh lai
Tảo hướng Chiêu Dương điện
Quân vương trung sứ thôi
翠羽流苏帐
春眠曙不开
羞从面色起
娇逐语声来
早向昭阳殿
君王中使催
(Rèm có tua kết bằng lông chim phỉ thuý buông xuống
Thiếu nữ với giấc ngủ mùa xuân, trời đã sáng mã vẫn chưa vén rèm lên
Vẻ xấu hổ hiện lên trên nét mặt
Cô hầu xinh đẹp nghe tiếng gọi mà tới
Sáng sớm nơi điện Chiêu Dương
Trong cung quân vương đã phái sứ giả đến giục thức dậy)
          Thuý vũ 翠羽: chỉ màn được trang sức bằng lông chim phỉ thú.
          Lưu tô 流苏: Dùng lông chi màu hoặc tơ màu kết thành dạng bông lúa, thời cổ thường được trang sức buông rủ xuống  ở màn, trướng hoặc trang sức nơi xe ngựa.

Trướng tô giáp mặt hoa đào
Vẻ nào chẳng mặn, nét nào chẳng ưa
(“Truyện Kiều” 1281 – 1282)
Trướng tô: Có chữ “Lưu trướng tô” là cái trướng, cái màn có tua chân chỉ hột bột.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích, ghi rằng:
          Hải lục toái sự viết: Lưu tô trướng nãi bàn kết tú hội chi cầu, ngũ sắc thác vi chi hạ thuỳ giả dã.
          海錄碎事曰: 流蘇帳乃盤結繡繪之球五色錯為之下垂者也
          (Sách Hải lục Toái sự nói: Màn lưu tô quấn  quýt quả cầu thêu ngũ sắc sặc sở buông nhủ xuống vậy, tức là tua riềm  màn)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới, 1960)

                                                                Huỳnh Chương Hưng
                                                                Quy Nhơn 17/7/2020


Previous Post Next Post