Dịch thuật: Thanh minh tiết

THANH MINH TIẾT

Tiết nhật truyền thống của Trung Quốc
          Thanh minh tiết 清明节 cũng gọi là “Đạp thanh tiết” 踏青节, “Hành thanh tiết” 行清节, “Tam nguyệt tiết” 三月节, Tế tổ tiết” 祭祖节, tiết kì giao thời  khoảng vào giữa xuân với cuối xuân. Thanh minh tiết bắt nguồn từ tín ngưỡng tổ tiên với lễ tục tế xuân thời thượng cổ, gồm hai nội hàm lớn là tự nhiên và nhân văn, vừa là điểm tiết khí của tự nhiên, cũng là tiết nhật truyền thống. Tảo mộ tế tổ với đạp thanh vui chơi là chủ đề hai đại lễ tục của Thanh minh tiết, chủ đề hai lễ tục truyền thống này từ thời cổ tại Trung Quốc đã có sự truyền thừa đến nay không gián đoạn.
          Thanh minh tiết là tiết nhật cổ xưa của dân tộc Trung Hoa, vừa là tiết nhật nghiêm túc cung kính tảo mộ tế tổ, cũng là tiết nhật đạp thanh vui chơi  thân cận với tự nhiên, hưởng thụ mùa xuân. Chuôi sao Đẩu chỉ phương vị Ất là Thanh minh tiết khí, thời gian giao tiết trước sau ngày 4 ngày 5 dương lịch. Thời tiết lúc này sinh khí thịnh vượng, âm khí thoái lui, vạn vật nhả khí cũ hấp thu khí mới, khắp mặt đất thể hiện cảnh tượng sáng trong, là lúc thích hợp để ra ngoại ô vui chơi đạp thanh và cử hành tảo mộ tế tổ.
          Thanh minh tiết là tiết nhật tế xuân trọng đại truyền thống, tảo mộ cúng tế, tưởng nhớ tổ tiên là truyền thống tốt đẹp từ xưa đến nay của dân tộc Trung Hoa, không chỉ có lợi cho việc hoằng dương đạo hiếu, kêu gọi gia tộc cùng tưởng nhớ mà còn thúc đẩy sức ngưng tụ và tình cảm nhận đồng giữa các thành viên gia tộc cho đến dân tộc. Thanh minh tiết dung hợp tiết khí tự nhiên với phong tục văn nhân thành nhất thể, là sự hợp nhất giữa thiên thời địa lợi và nhân hoà, thể hiện đầy đủ sự truy cầu hài hoà hợp nhất giữa thiên, địa, nhân của tổ tiên dân tộc Trung Hoa, chú trọng tư tưởng thuận ứng thiên thời địa nghi, tuân tuần quy luật tự nhiên.
          Thanh minh tiết清明节 cùng Xuân tiết 春节, Đoan ngọ tiết 端午节, Trung thu tiết 中秋节gọi chung là “Trung Quốc tứ đại truyền thống tiết nhật”.

Nội hàm văn hoá của Thanh minh tiết
          Thanh minh tiết là đại tiết tế tổ thịnh đại long trọng nhất của dân tộc Trung Hoa, thuộc về tiết nhật truyền thống văn hoá lễ kính tổ tiên, thận chung truy viễn. Thanh minh tiết ngưng tụ tinh thần dân tộc, truyền thừa văn hoá tế tự của văn minh Trung Hoa, bộc lộ tình cảm đạo đức kế chí  thuật sự, mọi người tôn kính tổ tiên. Tảo mộ tức “mộ tế” 墓祭, gọi đó là “tư thời chi kính” 思时之敬  (hết sức thành kính khi tưởng nhớ) đối với tổ tiên. Tế xuân tế thu từ thời cổ đã có. Lịch sử Thanh minh tiết lâu đời, bắt nguồn từ tín ngưỡng tổ tiên và lễ tục tế xuân thời thượng cổ. Căn cứ vào thành quả nghiên cứu của nhân loại học, khảo cổ học, hai tín ngưỡng nguyên thuỷ nhất của nhân loại là tín ngưỡng thiên địa và tín ngưỡng tổ tiên. Theo sự khai quật khảo cổ, tại di chỉ trấn Thanh Đường 青塘 thành phố Anh Đức 英德 tỉnh Quảng Đông 广东 đã phát hiện mộ táng cách nay cả vạn năm, đây là mộ táng với táng thức có niên đại sớm nhất được xác nhận, cho thấy tiên dân thời thượng cổ cả vạn năm trước đã có ý thức về hành vi mộ táng và quan niệm lễ tục. Lễ tục “mộ tế” có nguồn gốc lịch sử lâu đời. “Mộ tế” Thanh minh là sự tổng hợp và thăng hoa của tiết tục mùa xuân truyền thống. Sự chế định lịch pháp can chi thượng cổ cung cấp điều kiện tiên quyết để hình thành tiết nhật. Tín ngưỡng tế tổ và văn hoá tế tự là nhân tố trọng yếu hình thành lễ tục Thanh minh tế tổ. Tiết tục Thanh minh phong phú, quy nạp lại là hai truyền thống đại tiết lệnh: một là lễ kính tổ tiên, thận chung truy viễn, hai là hoạt động vui chơi đạp thanh, thân cận với tự nhiên. Thanh minh tiết không chỉ có chủ đề tế tảo, tưởng nhớ, truy niệm, mà còn có chủ đề vui chơi đạp thanh, thân tâm vui vẻ, lí niệm truyền thống “thiên nhân hợp nhất” trong Thanh minh tiết đã có được sự thể hiện sinh động. Theo sự phát triển của lịch sử, Thanh minh tiết vào thời Đường Tống đã dung hợp tập tục của Hàn thực tiết 寒食节 và Thượng tị tiết 上巳节, trộn lẫn dân tục của các vùng các dân tộc thành nhất thể, có nội hàm văn hoá cực phong phú.

Truyền thuyết câu chuyện Thanh minh tiết
          Câu chuyện Giới Tử Thôi 介子推 “cát cổ phụng quân” 割股奉君 (cắt thịt đùi của mình dâng lên quốc quân)
          Tương truyền vào thời Xuân Thu, Tấn công tử Trùng Nhĩ 重耳 để tránh bị bức hại mà phải lưu vong ngoài nước. Trên đường lưu vong, đến một nơi vắng vẻ không có một bóng người, vừa mệt vừa đói, không còn sức để đi. Tuỳ thần bên cạnh tìm thức ăn cả buổi mà không có, đương lúc nguy cấp, tuỳ thần Giới Tử Thôi đi đến một nơi vắng, cắt một miếng lớn thịt trên đùi của mình, nấu thành bát canh dâng lên công tử. Trùng Nhĩ dần khôi phục tinh thần. Khi Trùng Nhĩ phát hiện đó là thịt đùi của Giới Tử Thôi đã rơi nước mắt. 19 năm sau, Trùng Nhĩ lên làm quốc quân, đó chính là Tấn n Công 晋文公 trong lịch sử. Sau khi lên ngôi, Văn Công ban thưởng rất hậu cho những công thần trước đây từng lưu vong với mình, mà quên mất Giới Tử Thôi. Rất nhiều người lên tiếng bất bình cho Giới Tử Thôi, khuyên Giới Tử Thôi nên gặp quốc quân để đòi ban thưởng, nhưng Giới Tử Thôi xem thường nhất những kẻ tranh công đòi thưởng. Giới Tử Thôi gói ghém hành trang, lặng lẽ đưa mẹ lên Miên sơn 绵山 ẩn cư. Tấn n Công sau khi nghe nói, vô cùng xấu hổ, đích thân dẫn người đi mời Giới Tử Thôi, nhưng Giới tử Thôi đã bỏ nhà vào Miên sơn. Miên sơn núi cao đường hiểm, cây cối um tùm, tìm hai người quả là không dễ. Có người hiến kế, thiêu đốt ba mặt của Miên sơn, bức Giới tử Thôi phải ra. Lửa lớn cháy khắp Miên sơn nhưng lại không thấy bóng dáng Giới Tử Thôi đâu. Sau khi lửa tắt, mọi người mới phát hiện Giới Tử thôi trên lưng cõng mẹ ngồi chết dưới một gốc cây liễu già. Thấy cảnh tượng đó, Tấn n Công khóc lên. Lúc trang liệm, từ bọng cây phát hiện một bức huyết thư, bên trên viết rằng:
Cát nhục phụng quân tận đan tâm
Đản nguyện chủ công thường thanh minh
割肉奉君尽丹心
但愿主公常清明
(Cắt thịt dâng lên quốc quân  thể hiện hết lòng son
Chỉ mong chúa công luôn sáng suốt)
          Để kỉ niệm Giới Tử Thôi, Tấn n Công hạ lệnh lấy ngày đó định làm “Hàn thực tiết” 寒食节. Năm sau Tấn Văn Công dẫn quần thần lên núi tế bái, phát hiện cây liễu già đã chết giờ sống lại, bèn ban tên cho cây liễu  là “Thanh minh liễu” 清明柳, đồng thời hiểu dụ khắp thiên hạ, thế là lại đem một ngày sau Hàn thực tiết định làm Thanh minh tiết.
          Trong các sử sách ghi chép, quả thực có Giới Tử Thôi. Nhưng những ghi chép trong sử thư Tả truyện 左传, Sử kí 史记 hoàn toàn không có tình tiết Giới tử Thôi vì núi bị đốt mà chết. Đồng thời, về Hàn thực tiết bắt nguồn từ việc kỉ niệm Giới Tử Thôi, thuyết này sớm nhất cũng vào lúc giao thời giữa Tây Hán và Đông Hán mới có ghi chép (xem “Tân luận” 新论 của Hoàn Đàm 桓谭). Nhiều học giả cho rằng đó là người đời sau khiên cưỡng giải thích Hàn thực tiết mà ra. Theo sự khảo chứng, khởi nguồn của Thanh minh tiết kì thực không liên quan gì đến Giới Tử Thôi. Thanh minh tiết là một đại tiết tế xuân, trước đời Chu đã xác định. Địa vực Trung Quốc rộng lớn, thời Tiên Tần phong tục nam bắc khác nhau, trong văn hiến chủ yếu ghi chép bắc tục. Thời Đường là thời kì dung hợp phong tục mộ tế các nơi. Từ đó về sau tiết tục mộ tế lúc Thanh minh tế dần xuất hiện trong các sử sách. Tiết nhật truyền thống trong diễn biến của sự phát triển lịch sử đa phần được gán ghép vào một truyền thống làm “khởi nguyên”, nhưng theo khảo sát thực tế, cách nói này luôn muộn hơn nhiều so sự ra đời của tiết nhật, nó là do đời sau tạo ra.

                                                            Huỳnh Chương Hưng
                                                            Quy Nhơn 04/4/2020
                                                 12/3 Thanh minh tiết năm Canh Tí

Nguồn


Previous Post Next Post