BẠCH VÂN THƯƠNG CẨU
白云苍狗
MÂY TRẮNG CHÓ XANH
Giải thích: chỉ mây trên trời biến đổi
khó lường, cảm thán nhân sự và thế thái biến thiên nhanh chóng.
Xuất xứ: Đường . Đỗ Phủ 杜甫: Khả thán 可叹.
Đỗ Phủ, thi nhân vĩ đại thời Đường từng
viết bài Khả thán 可叹 cho thi nhân Vương Quý Hữu 王季友. Vương Quý Hữu ham học, nhà nghèo, nhân cùng
nhưng chí không cùng, tác phong rất chính phái. Nhưng người vợ chê nên bỏ ông,
cuối cùng li hôn. Có một số người không hiểu rõ nội tình, đua nhau nghị luận,
cho rằng Vương Quý Hữu là kẻ xấu. Trong thơ Đỗ Phủ đã phát xuất cảm thán đối với
những nghị luận không công chính này. Bài thơ không than Vương Quý Hữu là người
chồng tốt mà không có vợ tốt, cũng không than ông là người tốt mà không có vận
may, mà chỉ than: một nhân vật với tác phong chính phái như thế, bỗng nhiên bị
nói thành xấu xa, Đáng than thay! trong bài thơ, tác giả biểu thị cảm khái như
sau:
Thiên thượng phù vân tự bạch y
Tư tu biến huyễn vi thương cẩu
Cổ vãng kim lai cộng nhất thời
Nhân sinh vạn sự vô bất hữu!
天上浮云似白衣
斯须变幻为苍狗
古往今来共一时
人生万事无不有
Bài thơ khởi đầu dùng phép tỉ hứng, nói
rằng: Mây ở trên trời rõ ràng giống như chiếc áo trắng, phút chốc lại biến
thành một con chó có sắc lông xám; từ xưa tới nay đều như thế, sự việc nhân
sinh muôn hình muôn vẻ trên đường đời không dạng nào là không có.
Do bởi bài thơ này của Đỗ Phủ, người đời
sau liền mượn “bạch y thương cẩu” 白衣苍狗 để cảm thán sự nhân sự và thế thái biến thiên nhanh chóng,
không ai ngờ tới. Nhưng nhìn chung đều nói thành “bạch vân thương cẩu” 白云苍狗.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 15/4/2020
Nguyên tác Trung văn
BẠCH VÂN THƯƠNG CẨU
白云苍狗
TRUNG QUỐC THÀNH NGỮ
CỐ SỰ TỔNG TẬP
中国成语故事总集
(tập 1)
Chủ biên: Đường Kì 唐麒
Trường Xuân – Thời đại
văn nghệ xuất bản xã, 2004
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật