VIỆC DÙNG THUỐC VÀ ĐẠI TIỂU TIỆN TRONG TỬ
CẤM THÀNH
Triều
Thanh, các hoàng đế, hậu phi, hoàng tử, công chúa nếu có người nào đau ốm, sẽ
do thái y của Thái y viện 太医院 chẩn đoán, ra toa, phối dược tiến hành trị liệu. Thái
y viện là cơ cấu trị liệu trong cung, thủ lĩnh tối cao gọi là “Viện sứ” 院使, bên dưới thiết lập ngự y 御医,
y sĩ 医士, y sinh 医生... gọi chung là
thái y.
Khi trực
ban thái y xem bệnh cho hoàng đế, phải do thái giám của ngự y phòng dẫn đi.
Thái y và thái giám phải kí tên trên đơn thuốc. Khi sắc thuốc. thái y và thái
giám ở bên cạnh giám sát. Thuốc sau khi sắc xong, đựng trong 2 bát: một bát do
thái y mà chủ trị nếm trước, thái giám cũng phải nếm qua; bát còn lại dâng lên
hoàng đế phục dụng.
Sau khi
hoàng đế phục dụng, nếu bệnh tình không chuyển biến tốt, thậm chí tăng nặng hoặc
có nguy cơ tử vong, thái y sẽ bị trị tội, thậm chí bị lấy đầu. Khi hoàng đế đi
tuần các nơi, cũng phải có thái y đi theo, tuỳ thời mà ứng triệu trị bệnh cho
hoàng đế.
Ngoài
ra, hậu phi, hoàng tử, công chúa ... khi bị đau ốm, cách trị bệnh cũng giống
như của hoàng đế.
Đại tiểu tiện
Trước
đây trong hoàng cung không có nhà xí, là do bởi đương thời trong cung không có
hệ thống tiêu huỷ. Nếu có nhà xí, người trong cung đông, lâu ngày e rằng Tử Cấm
Thành 紫禁城 sẽ bị
mùi xú uế bao phủ.
Trong
cung không có nhà xí, thế thì khi đại tiểu tiện họ dùng vật gì? Làm thế nào để
xử lí phân? Hoá ra hoàng đế, hậu phi, phi tần cùng thái giám, cung nữ khi đại
tiểu tiện đều sử dụng “tiện khí” 便器 (đồ chuyên dụng) đủ các kiểu.
Tiện
khí mà hoàng đế và hậu phi sử dụng gọi là “quan phòng” 官房,
có loại bằng gỗ, có loại bằng thiếc, bằng sứ ... Họ đại tiểu tiện trong tẩm
cung, sau đó do thái giám, cung nữ đến thu dọn xử lí.
Tiện
khí mà thái giám và cung nữ sử dụng gọi là “tiện bồn” 便盆.
Nơi đặt tiện khí gọi là “tịnh phòng” 净房, “tịnh phòng” được
phân bố ở các góc trong hoàng cung, những nơi này đều chuẩn bị sẵn “cung thủng”
恭桶 (1), “tiện bồn” 便盆. Khi đại tiện, trong bồn bỏ tro. Sau khi đi xong, lại
dùng tro phủ lên, tro vừa hấp thu thuỷ phân lại có thể tiêu trừ mùi xú uế. Sau
khi tiểu tiện, đổi “cung thủng”, hàng ngày do các tiểu thái giám xử lí. Cuối
cùng theo định kì, các thái giám đem phân chuyển ra ngoài cung.
Chú của người
dịch
1- Chữ 桶: “Hán Việt tự điển”
của Thiều Chửu và “Từ điển Hán Việt văn ngôn dẫn chứng” của Nguyễn Tôn Nhan đều
có âm Hán Việt là “dũng”.
Trong “Khang Hi tự điển”,
- Chữ 桶 bính âm là tǒng.
“Quảng vận” 廣韻 phiên
thiết là THA KHỔNG 他孔, “Tập vận” 集韻 “Vận hội” 韻會 phiên thiết là THỔ
KHỔNG 吐孔, đều có âm là 通 (thông) (thượng
thanh) có nghĩa là một vật dụng vuông bằng gỗ, đựng được 6 thăng. Ngoài ra “Quảng
vận” 廣韻 còn phiên thiết khác là ĐỒ TỔNG 徒摠, “Tập vận” 集韻có phiên thiết là ĐỖ
KHỔNG 杜孔đều có âm là 動 (động) nghĩa đồng.
- Chữ 桶 bính âm là yǒng.
“Loại
thiên” 類篇 “Chính vận” 正韻 đều phiên thiết là DUẪN TỦNG 尹竦, âm 勇 (dũng) với nghĩa là một dụng cụ
dùng để đong, (mà Trịnh Huyền 鄭玄 chú là cái “hộc” 斛 - ND)
(Hán
ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2002, trang 473)
Từ
恭桶 có bính âm là gōng tǒng, như vậy chữ ở đây đọc là “cung thủng”.
“Cung
thủng” tức vật trong nhà xí dùng để đựng phân hoặc nước tiểu, dùng trong đại tiện
gọi là “đại cung” 大恭, dùng trong tiểu tiện gọi là “tiểu cung” 小恭, nếu chưa đựng thì gọi là “hư
cung” 虛恭.
Ngày
trước các thi sinh vào trường thi, vì thời gian thi dài, lúc muốn đi vệ sinh phải
xin một thẻ bài trên có ghi “xuất cung nhập kính” 出恭入敬 tức ra vào phải cung kính, giữ kĩ
luật không được huyên náo làm phiền người khác. Sự việc lưu truyền ra ngoài xã
hội, và để tiện cho việc biểu đạt mọi người rút gọn còn 2 chữ “xuất cung” 出恭. “Xuất cung” trở thành nhã xưng chỉ
việc đi nhà xí.
"Quan phòng" Từ Hi Thái Hậu dùng
(Nguồn: Đồ giải cố cung)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 06/02.2020
Nguồn
TỬ CẤM THẦM ĐÍCH DỤNG DƯỢC, TIỆN KHÍ
紫禁城的用药, 便器
Trong quyển
ĐỒ GIẢI CỐ CUNG
图解故宫
Tác giả: Định Giới 定界
Bắc Kinh: Bắc Kinh xuất bản xã, 2018
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật