GIÁ ĐÀNH TÚ
KHẨU CẨM TÂM KHÁC THƯỜNG (208)
Tú khẩu cẩm tâm 繡口錦心 : “Tú” 繡 chỉ hoa văn thêu; “cẩm” 錦
là gấm. Dùng để ví tài năng tràn đầy, văn từ ưu mĩ. Cũng dùng để hình dung người
có tài ăn nói, khiến người nghe thán phục.
Thành
ngữ “tú khẩu cẩm tâm” cũng có thể nói “cẩm tâm tú khẩu” xuất phát từ trong bài Khất xảo văn 乞巧文 của
Liễu Tông Nguyên 柳宗元 thời
Đường:
Biền tứ lệ lục, cẩm tâm tú khẩu, cung trầm
vũ chấn, sanh hoàng xúc thủ.
駢四儷六, 錦心繡口, 宮沉羽振, 笙簧觸手
(Những cặp câu bốn chữ và sáu
chữ, văn tứ và ngôn từ tinh xảo tươi đẹp miệng thêu lòng gấm, âm cung trầm âm
vũ bổng, âm hưởng phát ra nghe như tiếng sênh tiếng sáo, khiến người nghe vui
thích hoa chân múa tay)
Xem thơ nức nở
khen thầm
Giá đành tú
khẩu cẩm tâm khác thường
(“Truyện Kiều” 207 - 208)
Tú khẩu cẩm
tâm: Miệng thêu lòng gấm, tức là lời
hay ý đẹp.
(Đào Duy Anh: “Từ điển Truyện Kiều”, nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội – 1989)
Trong “Kim Vân Kiều” (Đoạn trường tân thanh) do Bùi Khánh Diễn chú thích,
ghi rằng:
Liễu tôn Nguyên khất xảo văn: biền tứ lệ lục,
cẩm tâm tú khẩu.
柳宗元乞巧文: 駢四儷六, 錦心繡口
(Văn khất
xảo của ông Liễu tôn Nguyên: trên câu bốn chữ liền câu sáu chữ, khen lời văn
hay như lòng gấm miệng thêu)
(Sài Gòn: nxb Sống Mới,
1960)
Xét: Theo “Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872” do GS Nguyễn Tài Cẩn
phiên Nôm, thì câu 207 này là:
Xem thơ THẮC THỎM khen thầm
(Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội, 2002)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 06/02/2020
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật