TƯỢNG TAM TÔN THỨC TRONG PHẬT GIÁO
Quán Âm
Bồ Tát 观音菩萨xuất hiện sớm nhất ở diện mạo “Tam tôn thức” 三尊式, mãi đến trước sau thế kỉ thứ 5 mới bắt đầu xuất hiện
cách tạo tượng Đơn tôn 单尊 hình thái thường nhân. Gọi là “Tam tôn thức”, nhìn từ
hình thức mà nói, chính là ba tôn tượng tổ hợp thành nhóm tượng, đây là hình thức
tạo tượng thường thấy ở Phật giáo thời kì đầu, đa phần lấy Phật Đà 佛佗làm trung tâm, hai bên có tượng Bồ Tát hiệp trợ giáo
hoá. Quy nạp lại, sự phát triển “Tam tôn thức” tổng cộng có 4 hình thức tổ hợp:
Loại hình 1:
Thích Ca Mâu Ni Phật Tam tôn tượng 释迦牟尼佛三尊象.
Tam tôn
tượng xuất hiện sớm nhất lấy Phật Đà Thích Ca Mâu Ni 佛陀释迦牟尼làm chủ tôn trung gian, Hiếp thị (1) hai
bên là Di Lặc 弥勒và Quán Âm 观音hiệp trợ giáo hoá
chúng sinh.
Tổng
quan mà nói, cách tạo tượng thời kì này vẫn chưa xác định, chưa có quy định
nghiêm cách, nhân đó mà vị trí hoặc trì vật (vật cầm trong tay) của hai vị Bồ
Tát thường không cố định, phải dựa vào đề kí tạo tượng thuyết minh mới phân biệt
được.
a- Di Lặc
Bồ Tát bên phải, đỉnh đầu có Xá lợi tháp, tay cầm thuỷ bình. Quán Âm Bồ Tát bên
trái, đỉnh đầu có Hoá Phật, tay cầm hoa sen.
Tạo tượng
Quán Âm Kiền Đà La 犍陀罗 sớm
nhất chưa có quy định nghiêm cách, thường cùng Di Lặc Bồ Tát đồng là Bồ Tát tuỳ
thị của Thích Ca Mâu Ni, hình tượng cả hai rất gần giống nhau, nói chung Bồ Tát
tay cầm thuỷ bình là Di Lặc, Bồ Tát ở đỉnh đầu có Hoá Phật là Quán Âm. Nhưng,
đó cũng hoàn toàn không phải là nhất định, cũng có một số ít trường hợp ngược lại,
có thể thích dụng ở khu vực Tây Tạng.
b- Quán
Âm Bồ Tát bên phải. Di Lặc Bồ Tát bên trái
c- Di Lặc
Bồ Tát bên phải, sắc da sậm, cầm bảo bình. Quán Âm Bồ Tát bên trái, sắc da nhạt
hơn, cầm hoa sen.
Loại hình 2: A Di Đà Phật Tam tôn tượng 阿弥陀佛三尊象.
Lấy A
Di Đà Phật 阿弥陀佛 làm chủ tôn trung gian, tại đất Hán và khu vực Tây Tạng,
tuỳ thị Bồ Tát mỗi nơi khác nhau.
a- Đại
Thế Chí Bồ Tát 大势至菩萨, đỉnh đầu có bảo bình. Quán Âm Bồ Tát 观音菩萨, đỉnh đầu có Hoá Phật.
b- Kim
Cang Thủ Bồ Tát 金刚手菩萨, sắc da sậm, cầm hoa sen xanh, trên hoa sen có chày
kim cang. Quán Âm Bồ Tát观音菩萨 sắc da trằng, cầm
hoa sen.
Loại hình 3:
Tam tộc tính tôn 三族姓尊.
“Tam tộc
tính tôn” là Tam tôn thức thuộc Mật tông của Tây Tạng. Trong tranh trục cuốn của
Mật tông, 3 vị Kim Cang Thủ Bồ Tát 金刚手菩萨, Quán Âm Bồ Tát 观音菩萨 và
Văn Thù Bồ Tát 文殊菩萨 thường
xuất hiện chung với nhau, chính là “Tam tộc tính tôn”, lần lượt đại biểu cho 3
thuộc tính “phục ác” 伏恶 “từ bi” 慈悲 và “trí huệ” 智慧. Nhưng Tam tộc tính
tôn ở những thời kì khác nhau cũng có một số biến hoá nhỏ, trong đó Kim Cang Thủ
đại biểu cho phục ác, trong tranh trục cuốn, từ “Bố Tát tướng” 菩萨相 ở đầu
thế kỉ thứ 12 chuyển biến thành “phẫn nộ tướng” 忿怒相 sau thế kỉ thứ
13. Quán Âm đại biểu cho từ bi, từ “Liên hoa thủ” 莲华手 của thời kì đầu chuyển biến thành “Lục tự Quán Âm” 六字观音.
Loại hình 4:
Tam Đại sĩ 三大士.
Cuối
cùng là “Tam Đại sĩ” trong Hiển tông (2) thế giới 显宗世界. Bắt đầu từ thời Tống, Trung Quốc xuất hiện tam tôn
thức, lấy 3 vị Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Âm 千手千眼观音, Văn Thù Bồ Tát 文殊菩萨, Phổ Hiền Bồ Tát 普贤菩萨cùng đứng ngang hàng nhau. Trong đó, Văn Thù và Quán
Âm lần lượt đại biểu cho trí huệ và từ bi, còn Phổ Hiền thì chưa nói rõ thuộc
tính. Tam Đại sĩ về sau diến biến thành “Hoa Nghiêm Tam Thánh” 华严三圣, chính là Tì Lô Giá Na Phật 毗卢遮那佛 (tức Đại Nhật
Như Lai 大日如来), Văn Thù Bồ Tát文殊菩萨và Phổ Hiền Bồ Tát 普贤菩萨. Lúc này, Mật
tông giáo chủ Đại Nhật Như Lai được nhập vào Hiển tông 显宗.
Chú của người
dịch
1- Hiếp thị 脅侍.
Theo Phật học từ điển của Đoàn Trung Còn:
“Vị Hiếp
sĩ 脅士. Lại kêu là Hiếp thị 脅侍.
Hiệp trì 挾持, là vị Bồ Tát đứng hầu ở hai bên cạnh sườn Phật. Sĩ
là Đại sĩ 大士, tiếng dịch chữ Bồ Tát, Hiếp 脅
là cạnh sườn, vì các vị Bố tát ấy thường theo hầu hai bên cạnh sườn Phật, tán
trợ Phật giáo hoá chúng sinh, như Quan Âm, Thế Chí làm Hiếp sĩ đức Phật A di
Đà; Nhựt Quang, Nguyệt Quang làm Hiếp sĩ đức Phật Dược Sư; Phổ Hiền, Văn Thù
làm Hiếp sĩ đức Phật Thích Ca.
Mỗi đức
Phật Trung tôn có hai vị Hiếp sĩ. Phật và hai vị Hiếp sĩ hiệp thành
Tam tôn vậy.”
(Đoàn
Trung Còn: Phật học từ điển, quyển
nhì, trang 13.
Nxb Tp/
Hồ Chí Minh 1992)
2- Hiển tông 显宗: một trong những
tông phái của Phật giáo, cũng gọi là “Hiển giáo” 显教.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 26/7/2019
Nguyên tác Trung văn trong
QUAN ÂM TIỂU BÁCH KHOA
观音小百科
Tác giả: Nhan Tố Tuệ 颜素慧
Trường Sa – Nhạc Lộc thư xã, 2002
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật