TAM GIA DIỆT TRÍ
BÁ
Cuối
thời Xuân Thu, “lục khanh” nước Tấn là Phạm thị 范氏, Trung Hàng thị 中行氏, Trí thị 智氏, Triệu thị 赵氏, Hàn thị 韩氏, Nguỵ thị 魏氏nắm giữ đại quyền. Tấn Xuất Công
晋出公 năm thứ 7 (năm 458 trước công
nguyên), Trí Dao 智瑶 của Trí thị làm chính sự xưng
Trí Bá 智伯,
cùng với Triệu, Hàn, Nguỵ phân tranh phong địa của Phạm thị, Trung Hàng thị đã
thua chạy. Đến khi Tống Xuất Công dẫn quân phạt tứ khanh, binh bại thân vong,
Trí Bá lập tằng tôn Kiêu 骄của Chiêu Công 昭公 làm Tấn quân, đó là Kính Công 敬公.
Trong
“tứ khanh”, thế lực của Trí Bá là mạnh nhất. Năm 403 trước công nguyên, để dần
từng bước tiêu diệt ba nhà Hàn, Triệu, Nguỵ, Trí Bá bèn theo kế của thân tín là
Đế Tì 缔疵,
lấy cớ hai nước Tấn Việt tranh làm minh chủ, Tấn sẽ xuất binh phạt Việt, lệnh
cho ba nhà mỗi nhà dâng lãnh địa bộ phận của mình, nếu không chịu, sẽ trá xưng
lệnh của Tấn Hầu, xuất sư tiêu diệt. Hàn
Khang Tử 韩康子,
Nguỵ Hoàn Tử 魏桓子tuy
muốn kháng cự, nhưng suy tính lợi hại, đành cắt đất cho Trí Bá.
Trí
Bá sau khi được đất của Hàn và Nguỵ càng thêm kiêu ngạo buông thả, muốn Triệu
Tương Tử 赵襄子dâng
đất. Triệu vốn có hiềm khích với Trí Bá, kiên quyết không dâng. Trí Bá lập tức
thống linh binh mã ba nhà Hàn, Nguỵ, Trí đánh Triệu. Triệu Tương Tử tự biết
mình địch không lại bèn bỏ chạy đến Tấn Dương 晋阳 (nay là phía đông nam Thái
Nguyên 太原
Sơn Tây山西).
Tấn
Dương chiếm địa lợi, nhân hoà, Trí Bá thống lĩnh đại quân ba nhà bao vây công
phạt nhưng không được, cho dẫn nước vào thành, nước cách đỉnh tường thành chỉ
5, 6 xích, trong thành nước cũng không ít, nhưng toàn thành vẫn không hề dao động
bỏ chạy, ngay cả phụ nữ, trẻ em và người già yếu cũng đều cùng với Triệu Tương
Tử kiên quyết giữ thành.
Trí
Bá đích thân ngồi xe tuần thị tình hình nước dâng, Nguỵ Hoàn Tử ở giữa đánh xe,
Hàn Khang Tử đứng bên phải xe. Trí Bá đưa mắt nhìn bốn phía, chỉ thấy thế nước
mênh mông, thành Tấn Dương như một hòn đảo cô lập. Thế là Trí Bá hớn hở nói với
hai người:
-
Hôm nay ta mới biết nước có thể khiến người
ta vong quốc!
Nguỵ
Hoàn Tử liền dùng cùi chỏ hích nhẹ Hàn Khang Tử, Hàn Khang Tử cũng lấy chân giậm
lên chân Nguỵ Hoàn Tử, cả hai ngầm không nói. Nhân vì họ nghĩ đến nước sông Phần 汾có thể nhấn chìm Nguỵ đô là An Ấp
安邑 (nay là phía tây bắc huyện Hạ 夏 Sơn Tây 山西), nước sông Giáng 绛cũng có thể làm ngập Hàn đô là
Bình Dương 平阳
(nay là phía tây nam Lâm Phần 临汾 Sơn Tây 山西).
Mưu
sĩ Đế Tì nói với Trí Bá:
-
Hàn Nguỵ nhất định làm phản.
Trí
Bá hỏi:
-
Sao biết được?
Đế
Tì đáp rằng:
-
Tôi căn cứ vào nhân tình sự lí mà suy
đoán. Ngài bức Hàn Nguỵ xuất binh đánh Triệu, một khi Triệu diệt vong, tai nạn
sẽ giáng xuống đầu họ. Lần này, ngài với họ ước định sau khi đánh bại Triệu
Tương Tử, ba nhà sẽ chia đều lãnh địa của Triệu thị. Nay thành Tấn Dương chỉ
còn 5, 6 xích là sẽ bị nhấn chìm, lương thực trong thành không còn, chiến mã bị
làm thịt, thành bị vây hãm thì Triệu bị mất chỉ còn đợi ít ngày. Nhìn thấy ba
nhà sắp chia lãnh địa của Triệu thị, mà hai người họ không những không vui, ngược
lại còn lo âu, lẽ nào điều đó không nói rõ họ sẽ làm phản sao?
Trí
Bá đem những lời của Đế Tì nói lại với Hàn Khang Tử và Nguỵ Hoàn Tử, cả hai giật
mình kinh sợ, nhưng ngoài mặt vẫn cố làm ra vẽ điềm tĩnh, thung dung nói với
Trí Bá:
-
Đó là những lời du thuyết của Triệu thị,
mong Trí Bá chớ có nghe những sàm ngôn như thế, để tránh tăng lòng nghi ngờ,
cho nhẹ nhàng ý chí công thành chiến đấu của chúng tôi. Lẽ nào hai nhà chúng
tôi không biết nước Triệu sắp bị công hạ, chúng tôi sẽ được phân chia đất Triệu
sao? Chúng tôi làm sao có thể làm những việc nguy hiểm như vậy, nắm những việc
ngu xuẩn không thành công?
Trí
Bá nghe hai người nói như thế nên cũng chẳng lưu tâm.
Triệu
Tương Tử bị vây khốn trong thành Tấn Dương, nhìn thấy thế nước ngày càng dâng
cao, toàn thành nguy trong ngày một ngày hai, liền triệu mưu sĩ Trương Mạnh Đàm
张孟谈vào trướng cùng bàn đối sách.
Trương
Mạnh Đàm nói rằng:
-
Trí thị liên kết với Hàn, Nguỵ đánh Triệu,
sau khi diệt Triệu tất sẽ dùng thủ đoạn như thế để diệt Hàn, Nguỵ. Thần biết
Hàn, Nguỵ không hề cam tâm chịu sự sai khiến của Trí Bá. Theo thần thấy, có thể
dùng kế “thâu lương hoán trụ” 偷梁换柱để
giải nguy Tấn Dương. Thần nguyện một mình đến khuyên Hàn, Nguỵ liên hiệp với
chúng ta đối phó Trí Bá.
Triệu
Tương Tử rất mừng, thế là lập tức phái Trương Mạnh Đàm ngầm ra khỏi Tấn Dương,
bí mật hội kiến với Hàn Khang Tử và Nguỵ Hoàn Tử, nói rằng:
-
Ba nước Triệu, Hàn, Nguỵ nương vào nhau
như môi với răng, môi hở thì răng lạnh. Nay Trí Bá thống lĩnh hai nhà các ông
đánh Triệu. Nếu Triệu vong thì Hàn, Nguỵ cũng sẽ bị diệt vong, chi bằng ba nhà
Hàn, Triệu, Nguỵ liên minh phạt Trí.
Qua
lời khuyên của Trương Mạnh Đàm, cuối cùng họ đồng ý liên minh, ước định ngày giờ. Đến ngày đó ba
nhà Triệu, Hàn, Nguỵ sẽ thống lĩnh binh mã cùng đánh quân Trí Bá. Sau đính ước,
Trương Mạnh Đàm âm thầm về lại thành Tấn Dương, hướng đến Triệu Tương Tử phục mệnh.
Đến
ngày đã định, Triệu Tương Tử phái người ngay trong đêm mò lên đê, giết tên thủ
binh, khoét lỗ đê cho nước chảy vào quân doanh của Trí Bá. Toàn quân của Trí Bá
phút chốc đại loạn. Hai quân Hàn, Nguỵ từ hai cánh trái phải xông lên, Triệu
Tương Tử cũng dẫn quân từ trong thành chính diện xông ra công kích. Quân của
Trí Bá đại bại bỏ chạy, nhiều người bị nước nhấn chìm, Trí Bá cũng bị giết chết.
Do bởi Trí Bá kiêu ngạo khinh địch, trúng phải kế “thâu lương hoán trụ”, dưới sự
công kích của liên quân ba nhà Hàn, Triệu, Nguỵ, toàn quân của Trí Bá bị tiêu
diệt, tông thất Trí thị cũng bị tiêu diệt toàn bộ. Từ đó ba nhà Hàn, Triệu, Nguỵ
phân chia nước Tấn.
Ba
đại gia tộc Triệu, Nguỵ, Hàn sau khi phân chia lãnh thổ của gia tộc họ Trí, quốc
quân Văn Hầu 文侯
của nước Nguỵ mời Bốc
Tử Hạ 卜子夏,
Điền Tử Phương 田子方làm
thầy mình. Mỗi khi đi ngang qua nơi ở của Đoàn Can Mộc 段干木 phải cung kính cúi đầu (Đoàn
Can Mộc là kẻ sĩ có đạo đức lúc bấy giờ). Anh hùng hào kiệt bốn phương nghe tiếng
Văn Hầu tôn trọng hiền tài như thế đã lũ lượt đến nước Nguỵ. Từ đó nước Nguỵ trở
thành một nước lớn mạnh.
Huỳnh Chương Hưng
Quy
Nhơn 30/11/2018
Nguồn
TRUNG HOA THƯỢNG HẠ
NGŨ THIÊN NIÊN
中华上下五千年
Chủ biên: Lí Tinh 李晶
Nam Kinh đại học xuất
bản xã, 2007
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật