Dịch thuật: Nho học tư tưởng chính thống của Trung Quốc .....

NHO HỌC TƯ TƯỞNG CHÍNH THỐNG CỦA TRUNG QUỐC
 CÓ THỂ XƯNG LÀ “NHO GIÁO” KHÔNG

          Học thuyết Nho gia của Trung Quốc rốt cuộc là một lưu phái học thuật, hay là một tôn giáo, vấn đề này trong giới học thuật xưa nay vẫn còn tranh luận chưa thống nhất.
          Những người nói Nho gia là “Nho giáo” cho rằng, học thuyết Nho gia vốn chỉ là một môn học vấn, nhưng từ khi Hán Vũ Đế 汉武帝lợi dụng quyền lực chính trị, Nho giáo được tôn quý, học thuyết Khổng Tử 孔子 trở nên tôn giáo hoá. Ngôn luận của Khổng Tử nhân vì chính trị cưỡng chế cũng trở thành một thứ tựa như giới luật không có gì phải nghi ngờ. Thời Tuỳ Đường, “Nho” bắt đầu cùng với “Thích”, “Đạo” hợp xưng là tam giáo. Dưới sự ủng hộ của chính quyền phong kiến, hệ thống Nho giáo cuối cùng hoàn thành vào thời Tống, lấy “tam cương ngữ thường” -  lí luận phong kiến Trung Quốc làm trung tâm, hấp thu tư tưởng tôn giáo và phương pháp tu luyện của Phật giáo, Đạo giáo, tín phụng “thiên địa quân thân sư” 天地君亲师. Trong quyển Nho giáo tựu thị tôn giáo 儒教就是宗教 (Nho giáo chính là tôn giáo) của một học giả đương đại, từ 5 phương diện: đối tượng sùng bái, giới luật, quy luật nhân quả, thiên mệnh quan, phương pháp tu luyện đã chứng minh Nho học chính là “Nho giáo”.

Giải thích chữ “nhu / nho”
          Sự giải thích của Thuyết văn giải tự 说文解字đối với (mhu / nho) là:
‘Nhu’, nhu dã, thuật sĩ chi xưng. Tùng nhân, nhu thanh.
柔也, 术士之称. 从人, 需声
(‘Nhu / nho’ là nhu, từ dùng để gọi thuật sĩ. là hình phù,  là thanh phù.)
          Trước giờ, người Trung Quốc coi trọng nghi lễ tang táng, loại nhu cầu xã hội rộng lớn này đã thúc đẩy hình thành nên một giai tầng xã hội đặc thù, đó là (nhu / nho).
          Trong xã hội cổ đại Trung Quốc, muộn nhất là đến thời Ân Thương bắt đầu có nhân viên thần chức chuyên môn phụ trách việc tang táng. Những người này chính là (nhu / nho) tảo kì, hoặc giả xưng là “术士” (thuật sĩ). Họ tinh thông tập tục lễ nghi tang táng nơi đó, thời gian lâu dần đã hình thành một loại chức nghiệp tương đối độc lập. Nhưng, do bởi địa vị của chức nghiệp này rất thấp, không có tài sản và thu nhập cố định, thời gian làm việc cũng tuỳ thuộc người khác, cho nên hình thành nên tính cách tương đối nhu nhược, đó chính là nghĩa gốc của chữ (nhu), tức (nhu).
          Ghi chép sớm nhất về chữ này phải là trong Luận ngữ - Ung dã 论语 - 雍也. Khổng Tử nói Tử Hạ 子夏, người học trò đắc ý nhất của ông, rằng, nên làm “quân tử nho” 君子儒, tuyệt đối không nên làm “tiểu nhân nho” 小人儒. Từ đó, chữ dần thoát li hàm nghĩa lúc ban đầu, mà dần độc lập trở thành một thuật ngữ chuyên dụng của “Khổng môn”

                                                 Huỳnh Chương Hưng
                                                  Quy Nhơn 27/4/2018

Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2013
Previous Post Next Post