NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG “DÂN BẢN” THỜI XUÂN
THU

Phù dân, thần chi chủ dã. Thị dĩ tiên vương thành dân nhi hậu trí lực
vu thần.
夫民,
神之主也. 是以先王成民而后致力于神.
(Dân là chủ của thần. Cho nên tiên vương trước tiên lo
cho dân sau đó mới ra sức cho thần)
(Tả truyện – Hoàn Công nguyên niên 左传 - 桓公元年)
Ở đây
tuy chưa phủ định triệt để sự tồn tại của thần, nhưng lại cho rằng “dân” là “chủ”,
“thần” là “tùng”. Ông chỉ ra rằng: nếu khiến cho quốc lực cường thịnh không bị
nước khác xâm lược, hoàn toàn không phải do bởi việc phụng thờ thần phong phú
và việc hết lòng tin vào thần, mấu chốt ở chỗ là ra sức cho việc người, khiến
cho dân được no ấm. Nếu lòng dân ngược lại thì quỷ thần cũng không thể ra sức
giúp. Nhân đó, giai cấp thống trị chỉ có “tiên thành dân nhi hậu trí lực vu thần”,
mới có thể “miễn vu nạn”. Sự xuất hiện tư tưởng trọng dân khinh thần này, có thể
nói đó là sự đột phá về vấn đề quan hệ giữa thần với dân, có khuynh hướng vô thần
luận. Vương quyền Đông Chu sau khi dời về phía đông bắt đầu biến hoá, nó vẫn tồn
tại, vẫn là quyền lực thống trị toàn quốc của Chu Vương, nhưng các nước chư hầu
cùng với tập đoàn quý tộc bắt đầu thao túng. Tính chất vương quyền bất biến,
nhưng công năng đã có sự chuyển hướng mang tính căn bản, Trung Quốc từ chế độ
tông tộc phong kiến vương quyền chuyển hướng đến quốc gia chư hầu, sự chuyển biến
này chính là được hoàn thành vào lúc đó.
Tương ứng với đó, tôn giáo của người Chu
cũng phát sinh sự biến hoá tương tự. Thiên mệnh, thần, tế tự ... những cơ thể cũ này đã có hàm nghĩa mới, tế tự
vẫn là hoạt động tôn giáo chủ yếu của sự thống trị, nhưng đã xuất hiện tư tưởng
“dân vi thần chủ” 民为神主, “thần” bị cho gác lên cao, biến thành bình cũ nhưng
đựng rượu mới.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 14/8/2017
Nguyên tác Trung văn
DÂN BẢN TƯ TƯỞNG LẠM THƯƠNG
民本思想滥殇
Trong quyển
ĐỒ VĂN TRUNG QUỐC THÔNG SỬ
图文中国通史
(tập Sử tiền sử - Chiến quốc)
Chủ biên: Triệu Hướng Tiêu 赵向标
Tân Cương nhân dân xuất bản xã, 2002.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật