Dịch thuật: Tang Hi Bá gián quan ngư (kì 2) (Đông Lai bác nghị)



臧僖伯諫觀魚
    彼隱公之心, 方溺於觀魚之樂, 雖有顯禍, 將不暇顧; 雖有至理, 將不暇信. 僖伯無以開其心, 而徒欲奪其樂, 亦疏矣! 為僖伯者, 誠能以吾道之樂, 易觀魚之樂. 使隱公之心, 怡然自得, (1) 於面, (2) 於背, 暢於四肢; 則將視犬馬聲色, 珠玉文繡, 曾土芥瓦礫之不如矣. 雖與之觀天池 (3) 之鯤, 龍門 (4) 之鯉, 鬣翻雲而鱗橫海者, 猶不足以易吾之真樂; 況一勺之棠 (5) 水乎?
    吾嘗論之: 人君之游宴, 畏人之言而止者, 是特不敢為, 而未知其不當為也; 信人之言而止者, 知其不當為, 而未知其不足為也. 惟釋然心悟, 然後知其不足為; 雖勸之, 而亦不肯為矣. 況諫之者乎?
                                                                                        (東萊博議)

Phiên âm
TANG HI BÁ GIÁN QUAN NGƯ
(kì 2)
          Bỉ Ẩn Công chi tâm, phương nịch ư quan ngư chi lạc, tuy hữu hiển hoạ, tương bất hạ cố; tuy hữu chí lí, tương bất hạ tín. Hi Bá vô dĩ khai kì tâm, nhi đồ dục đoạt kì lạc, diệc sơ hĩ! Vi Hi Bá giả, thành năng dĩ ngô đạo chi lạc, dịch quan ngư chi lạc. Sử Ẩn Công chi tâm, di nhiên tự đắc, tuý (1) ư diện, áng (2) ư bối, sướng ư tứ chi; tắc tương thị khuyển mã thanh sắc, châu ngọc văn tú, tằng thổ giới ngoã lịch chi bất như hĩ. Tuy dữ chi quan Thiên trì (3) chi côn, Long Môn (4) chi lí, liệp phiên vân nhi lân hoành hải giả, do bất túc dĩ dịch ngô chi chân lạc; huống nhất thược chi Đường (5) thuỷ hồ?
          Ngô thường luận chi: nhân quân chi du yến, uý nhân chi ngôn nhi chỉ giả, thị đặc bất cảm vi, nhi vị tri kì bất đương vi dã; tín nhân chi ngôn nhi chỉ giả, tri kì bất đương vi, nhi vị tri kì bất túc vi dã. Duy thích nhiên tâm ngộ, nhiên hậu tri kì bất túc vi; tuy khuyến chi, nhi diệc bất khẳng vi hĩ. Huống gián chi giả hồ?
                                                                      (Đông Lai bác nghị)

Chú thích
1- Tuý : tươi đẹp, nhuần nhã
2- Áng : đầy đặn
3- Thiên trì 天池: biển lớn
4- Long Môn 龍門: tên núi.
5- Đường: tên đất, tại huyện Ngư Đài 魚臺 tỉnh Sơn Đông 山東, núi Ngư Đình 魚亭.

Dịch nghĩa
TANG HI BÁ CAN LỖ TRANG CÔNG KHÔNG XEM BẮT CÁ
(kì 2)
          Tâm ý của Lỗ Trang Công đương lúc đắm chìm trong khoái lạc xem cá, tuy có hoạ hại, cũng không ngó ngàng đến; tuy có đạo lí sâu xa, cũng không tin.
          Tang Hi Bá chưa giác ngộ được tâm của Lỗ Trang Công, mà chỉ nghĩ đến việc xâm đoạt sự khoái lạc của ông ta, là cũng không tinh tế lắm. Con người Tang Hi Bá, nếu quả có thể đem những khoái lạc của những lời mình nói, thay cho khoái lạc xem cá, khiến tâm của Ẩn Công giác ngộ đắc ý, trên mặt đầy vẻ nhuần nhã, sau lưng tràn đầy hỉ khí, tứ chi sảng khoái, thì chó hay ngựa giỏi, thanh âm nữ sắc cùng châu báu ngọc ngà lụa là gấm vóc xem cũng giống bùn đất cỏ rơm, mảnh ngói miếng sành. Lúc bấy giờ, tuy có cùng ông ta đi xem cá côn nơi biển lớn, cá chép nơi Long Môn, vây có thể lay động khí mây, vảy có thể tung hoành mặt biển, hãy còn chưa đủ để thay đổi được sự khoái lạc chân chính của mình, huống hồ một chút nước nơi đất Đường?
          Ta từng thảo luận qua: những người làm quân vương đối với việc du ngoạn yến hội, sợ người ta nói rồi nhân đó mà dừng lại; đó là không dám làm, đồng thời chưa hiểu được sự việc không nên làm; tin lời người ta mà dừng lại, đó là biết sự việc đó không nên làm nhưng chưa hiểu được việc đó không đáng làm. Duy chỉ có sự giác ngộ trong tâm, mới hiểu được việc đó không đáng làm; tuy có người khuyên làm, cũng không chịu làm, huống hồ là khuyên dừng lại. (Hết)

Chú của người dịch
- Đông Lai bác nghị 東萊博議: tên sách, do Lữ Tổ Khiêm 呂祖謙 đời Tống biên soạn, tên sách đầy đủ là Đông Lai Tả truyện bác nghị 東萊左傳博議, nói về sự thực lịch sử trong Tả truyện có thêm lời bình luận, mục đích để huấn luyện khảo sinh năng lực viết văn nghị luận trong khảo thí khoa cử lúc bấy giờ. Đời sau lấy Đông Lai bác nghị làm chính tông của thể văn nghị luận, lưu truyền rất rộng rãi. Toàn sách có 25 quyển, về sau học trò ông thêm tập chú.
          Về thời gian thành sách có 2 thuyết khác nhau:
          - Lữ Tổ Khiêm sáng tác khi mới lập gia đình, nhưng trong Tứ khổ tổng mục 四庫總目 cho là không phải.
          - Sách được hoàn thành vào năm Càn Đạo 乾道 thứ 4 (1168) là trứ tác lúc Lữ Tổ Khiêm niên thiếu.
          Nếu những lời trong Tứ khố tổng mục đáng tin thì có khả năng sách được hoàn thành vào năm Càn Đạo thứ 4.
- Lữ Tổ Khiêm呂祖謙 (1137 – 1181): tự Bá Cung 伯恭, người Thọ Châu 壽州 đời Tống, sinh vào năm Thiệu Hưng 紹興 thứ 7 đời Cao Tông, mất vào năm Thuần Hi 淳熙 thứ 8 đời Hiếu Tông, hưởng niên 45 tuổi. Tổ phụ của ông là Lữ Hiếu Vấn 呂孝問, từng được phong làm Đông Lai Quận Hầu 東萊郡侯, cho nên người đương thời gọi gia tộc ông là “Đông Lai Lữ thị”.

                                                         Huỳnh Chương Hưng
                                                         Quy Nhơn 26/7/2017

Nguồn
ĐÔNG LAI BÁC NGHỊ
東萊博議
Trí Dương xuất bản xã
Trung Hoa Dân Quốc, năm 79.
Previous Post Next Post