臧僖伯諫觀魚
進諫之道: 使人君畏吾之言, 不若使人君信吾之言; 使人君信吾之言, 不若使人君樂吾之言. 戒之以禍者, 所以使人君之畏也; 喻之以理者, 所以使人君之信也; 悟之以心者, 所以使人君之樂也.
舉天寶 (1) 之亂, 而不能輟敬宗驪山之行; 舉臺城 (2) 之圍, 而不能解憲宗佛骨之惑; 豈非徒以禍戒之, 而未嘗以理喻之耶? 論朝會 (3) 之禮, 而不能止莊公之觀; 社論律呂 (4) 之本, 而不能罷景王之鑄鐘; 豈非徒以理喻之, 而未嘗以心悟之耶? 蓋禍固可使人畏; 然遇驕慢而不畏者, 則吾說窮矣 (5)! 理固可史人信; 然遇昏惑而不信者, 則吾說窮矣! 臧僖伯之諫隱公, 先之以不軌不物 (6) 之禍, 次之以蒐狩 (7) 治兵之理; 其言深切著明, 可使人畏, 可使人信. 然訖不能回隱公觀魚之轅者, 殆未嘗以心悟之也.....
(東萊博議)
Phiên âm
TANG
HI BÁ GIÁN QUAN NGƯ
(kì 1)
Tiến gián chi đạo: sử nhân quân uý ngô
chi ngôn, bất nhược sử nhân quân tín ngô chi ngôn; sử nhân quân tín ngô chi
ngôn, bất nhược sử nhân quân lạc ngô chi ngôn. Giới chi dĩ hoạ giả, sở dĩ sử
nhân quân chi uý dã; dụ chi dĩ lí, sở sĩ sử nhân quân chi tín dã; ngộ chi dĩ
tâm giả; sở dĩ sử nhân quân chi lạc dã.
Cử Thiên Bảo (1) chi loạn,
nhi bất năng chuyết Kính Tông Li sơn chi hành; cử Đài Thành (2) chi
vi, nhi bất năng giải Hiến Tông Phật cốt chi hoặc; khởi phi đồ dĩ hoạ giới chi,
nhi vị thường dĩ lí dụ chi da? Luận triều hội (3) chi lễ, nhi bất
năng chỉ Trang Công chi quan; xã luận luật lữ (4) chi bản, nhi bất
năng bãi Cảnh Vương chi chú chung; khởi phi đồ dĩ lĩ dụ chi, nhi vị thường dĩ
tâm ngộ chi da? Cái hoạ cố khả sử nhân uý; nhiên ngộ kiêu mạn nhi bất uý giả, tắc
ngô thuyết cùng hĩ (5)! Lí cố khả sử nhân tín; nhi ngộ hôn hoặc nhi
bất tín giả, tắc ngô thuyết cùng hĩ! Tang Hi Bá chi gián Ẩn Công, tiên chi dĩ bất
quỹ bất vật (6) chi hoạ, thứ chi dĩ sưu thú (7) trị binh
chi lễ; kì ngôn thâm thiết trứ minh, khả sử nhân uý, khả sử nhân tín. Nhiên cật
bất năng hồi Ẩn Công quan ngư chi viên giả, đãi vị thường dĩ tâm ngộ chi dã
.....
(Đông Lai bác nghị)
Chú thích
1- Hai câu “Cử
Thiên Bảo chi loạn...”
Thiên Bảo 天寶: niên hiệu của
Đường Huyền Tông 唐玄宗. Trong Thông
giám tập lãm 通鑑輯覽 có nói: Đường Kính Tông muốn đến tắm ở suối nước nóng tại Li sơn, Thập di Trương Thúc Dư 張叔輿 can rằng:
- Xưa Chu U Vương đến Li sơn mà bị Khuyển Nhung giết chết; Tần Thuỷ Hoàng
đến Li sơn mà mất nước, Huyền Tông đến Li sơn mà có loạn An Lộc Sơn; Tiên đế đến
Li sơn mà tuổi thọ không dài.
Bề trên không nghe.
Li sơn 驪山: phía đông nam huyện Lâm Chương 臨漳 tỉnh Thiểm Tây 陝西.
2- Hai câu “Cử
Đài Thành chi vi ...”:
Hàn Dũ 韓愈 trong Gián Phật
quốc cốt biểu 諫佛國骨表 có nói:
Lương Vũ Đế tại vị 48 năm; trước sau 3 lần xả
thân phụng Phật; sau bị Hầu Cảnh bức, chết đói ở Đài Thành, nước cũng bị diệt.
Hoá ra
Lương Vũ Đế 梁武帝là người rất tin Phật giáo, 3 lần xả thân tại chùa Đồng
Thái 同泰, sau bị Hầu Cảnh 侯景
dùng binh bức hiếp, bị khốn ở Đài Thành, cuối cùng chết đói. Đường Hiến Tông
cũng tin Phật giáo, muốn rước cốt Phật vào cung, Hàn Văn Công đem chuyện Lương
Vũ Đế ra khuyên can, Hiến Tông cũng không nghe.
Đài Thành 臺城: phía bắc huyện Giang Ninh 江寧
tỉnh Giang Tô 江蘇, bên hồ Huyền Vũ 玄武.
3- Hai câu “Luận
triều hội chi lễ ...”:
Trang
Công năm thứ 20, muốn đến nước Tề tham quan Xã tế, Tào Quế 曹劌 dùng lễ chế triều hội của quân vương khuyên can,
Trang Công không nghe.
Xã tế
là lễ chế tế điện Hậu Thổ.
4- Luật lữ 律呂: nhạc khí thời
cổ.
5- Ngô thuyết
cùng hĩ 吾說窮矣: lời nói của ta đã cùng tận, không còn gì để nói nữa.
6- Bất quỹ bất
vật 不軌不物:
Trong Tả truyện 左傳 có nói:
Giảng tập đại sự lấy pháp độ làm chuẩn tắc
tiến hành so sánh, gọi là “quỹ”; tuyển chọn tài liệu chế tác khí vật để hiển thị
văn vẻ của nó gọi là “vật”, “bất quỹ bất vật” là loạn chính.
7- Sưu thú 蒐狩: đi săn mùa
xuân gọi là “sưu”, đi săn mùa đông gọi là “thú”.
Dịch nghĩa
TANG HI BÁ CAN LỖ TRANG CÔNG KHÔNG XEM BẮT
CÁ
(kì 1)
Về đạo
lí khuyên can vua:
Khiến vua sợ lời của mình,
không bằng để vua tin lời của mình; khiến vua tin lời của mình, không bằng để
vua hoan hỉ với lời của mình. Lấy họa hoạn ra răn có thể khiến vua sợ ; đem những
lời hợp với lí lẽ ra hiểu dụ có thể khiến vua tin; nhưng duy chỉ làm tỉnh ngộ
tâm của vua, mới có thể khiến vua hoan hỉ với những lời của mình.
Nhắc đến
sự kiện loạn chính năm Thiên Bảo đời Đường Huyền Tông, mà không thể ngăn được
Đường Kính Tông đến Li sơn ngao du; nhắc đến sự kiện Lương Vũ Đế bị vây khốn ở
Đài Thành, mà cũng không thể can được Hiến Tông nghinh rước cốt Phật; há chẳng
phải là do duyên cớ chỉ lấy hoạ hoạn ra để cảnh giới mà không lấy tình lí để hiểu
dụ sao? Nghị luận nghi lễ triều hội, mà không thể ngăn Trang Công đến nước Tề
tham quan Xã tế; nghị luận về nguyên lí luật lữ mà không thể cản được Chu Cảnh
Vương đúc chuông, há chẳng phải là do duyên cớ chỉ lấy tình lí ra hiểu dụ mà
không khiến được trong tâm người ta tỉnh ngộ sao? Bởi sự tình của hoạ hoạn, cố
nhiên là có thể khiến người sợ hãi; nhưng gặp phải người tính khí kiêu mạn không biết sợ
thì ta cũng không còn gì để nói nữa! Tình lí cố nhiên có thể khiến người ta
tin; nhưng gặp phải người mông muội hồ đồ không chịu tin, thì ta cũng không còn
gì để nói nữa! Tang Hi Bá khuyên Lỗ Trang Công, trước tiên nói chỗ hại của việc
dùng tài vật không hợp pháp độ, tiếp đó nói đến sự thể săn bắn và chỉnh đốn
quân đội. Lời của ông ta sâu sắc rõ ràng, có thể khiến người ta sợ, có thể khiến
người ta tin. Nhưng rốt cuộc không thể níu chiếc xe Lỗ Trang Công đi xem bắt cá
lại được, đó có lẽ là chưa có sự giác ngộ hợp với tâm vậy ... (còn tiếp)
Chú của người
dịch
- Đông Lai bác nghị 東萊博議: tên sách, do Lữ Tổ Khiêm 呂祖謙
đời Tống biên soạn, tên sách đầy đủ là Đông
Lai Tả truyện bác nghị 東萊左傳博議, nói về sự thực lịch sử trong Tả truyện có thêm lời bình luận, mục đích để huấn luyện khảo sinh
năng lực viết văn nghị luận trong khảo thí khoa cử lúc bấy giờ. Đời sau lấy Đông Lai bác nghị làm chính tông của thể
văn nghị luận, lưu truyền rất rộng rãi. Toàn sách có 25 quyển, về sau học trò
ông thêm tập chú.
Về thời
gian thành sách có 2 thuyết khác nhau:
- Lữ Tổ
Khiêm sáng tác khi mới lập gia đình, nhưng trong Tứ khổ tổng mục 四庫總目 cho là không phải.
- Sách
được hoàn thành vào năm Càn Đạo 乾道 thứ 4 (1168) là trứ
tác lúc Lữ Tổ Khiêm niên thiếu.
Nếu những
lời trong Tứ khố tổng mục đáng tin
thì có khả năng sách được hoàn thành vào năm Càn Đạo thứ 4.
- Lữ Tổ Khiêm呂祖謙 (1137 – 1181):
tự Bá Cung 伯恭, người Thọ Châu 壽州
đời Tống, sinh vào năm Thiệu Hưng 紹興 thứ 7 đời Cao Tông,
mất vào năm Thuần Hi 淳熙 thứ 8 đời Hiếu
Tông, hưởng niên 45 tuổi. Tổ phụ của ông là Lữ Hiếu Vấn 呂孝問, từng được phong làm Đông Lai Quận Hầu 東萊郡侯, cho nên người đương thời gọi gia tộc ông là “Đông
Lai Lữ thị”.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 25/7/2017
Nguồn
ĐÔNG LAI BÁC NGHỊ
東萊博議
Trí Dương xuất bản xã
Trung Hoa Dân Quốc, năm 79.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật