BỘ “LÃO TỬ” CÙNG NHỮNG CHÚ BẢN
Theo
truyền thuyết, tác giả bộ Lão Tử là
Lão Tử. Trong Sử kí – Lão Tử Hàn Phi liệt
truyện 史记 - 老子韩非列传 có chép về sự tích của Lão Tử:
Lão Tử, người thôn Khúc Nhân 曲仁 làng Lệ 厉 huyện Khổ 苦 nước Sở 楚, họ Lí thị 李氏, tên Nhĩ 耳, tự Đam 聃, làm quan giữ kho sách nhà Chu .
... Lão Tử tu dưỡng đạo đức, cái học của ông cốt ở chỗ tự ẩn vô danh. Ở với nhà
Chu một thời gian lâu, thấy nhà Chu suy vi, bèn bỏ đi. Đến cửa ải, quan giữ ải
là Doãn Hỉ 尹喜 bảo rằng: ‘Ông sắp đi ở ẩn, cố gắng vì
tôi mà viết sách.’ Thế là Lão Tử bèn viết sách, chia 2 thiên thượng hạ, nói về
đạo đức hơn năm ngàn chữ rồi đi, không ai biết ông đi đâu. Có người nói Lão Lai
Tử 老莱子 cũng là người nước Sở, viết sách 15
thiên, nói về cái dụng của Đạo gia, đồng thời với Khổng Tử. Lão Tử thọ hơn 160
tuổi, có người cho là hơn 200 tuổi, lấy việc tu đạo để dưỡng thọ. Từ sau khi Khổng
Tử qua đời 129 năm sau, trong sử có ghi quan Thái sử nhà Chu
là Đam 儋 gặp Tần Hiến công 秦献公 .... có người nói Đam tức Lão Tử, có người cho là
không phải, người đời không biết ai đúng ai sai. Lão Tử, là bậc quân tử ẩn cư vậy.
Có thể
thấy, học giả đời Hán đã không biết Lão Tử là người như thế nào.
Bộ Lão Tử tổng cộng hơn 5000 chữ, dùng vận
văn viết thành, cổ phác uyên áo. Hiện tồn Đạo
kinh 道经với 37 chương, Đức kinh 德经 44 chương, tổng
cộng 81 chương. Năm 1973 ở ngôi mộ đời Hán tại Mã Vương Đôi 马王堆 Trường Sa 长沙 Hồ Nam 湖南 đã phát hiện 2 bộ Lão
Tử Giáp và Ất được viết trên lụa, nội dung về cơ bản tương đồng với bộ Lão Tử lưu truyền trên đời.
Hạt
nhân của bộ Lão Tử là “đạo” 道. Cho rằng:
Đạo khả đạo, phi thường đạo
道可道, 非常道
(Đạo mà
có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến; tên mà có thể đặt
ra để gọi nó [đạo] thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến.) (1)
Đạo
chi vi vật, duy hoảng duy hốt
道之为物唯恍唯忽
(Đạo là cái gì chỉ mập mờ, thấp thoáng) (1)
Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch mạc, độc lập bất cải, chu
hành bất cải, khả dĩ vi thiên hạ mẫu, ngô bất tri kì danh, tự chi viết đạo. (2)
有物混成, 先天地生. 寂漠, 独立不改, 周行不改, 可以为天下母, 吾不知其名, 字之曰道. (2)
(Có một vật hỗn độn mà thành
trước cả trời đất. Nó yên lặng (vô thanh) trống không (vô hình), đứng một mình
mà không thay đổi (vĩnh viễn bất biến), vận hành khắp vũ trụ mà không ngừng, có
thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên
nó là gì, tạm đặt tên nó là đạo.) (1)
Lão tử lấy “đạo” làm bản
nguyên của thế giới, mẫu thể sản sinh ra muôn vật, đó là duy vật luận thô sơ.
Trong bộ
Lão Tử còn đề xuất:
Đạo thường vô vi, nhi vô bất vi.
道常无为, 而无不为
(Đạo vĩnh cửu thì không làm gì
(vô vi vì là tự nhiên) mà không gì không làm (vô bất vi – vì vạn vật nhờ nó mà
sinh mà lớn) (1)
Đạo chi tôn, đức chi quý, phù mạc chi mệnh
nhi thường tự nhiên.
道之尊, 德之贵, 夫莫之命而常自然
(Đạo sở dĩ được tôn sùng, đức
sở dĩ được quí là vì đạo và đức không can thiệp, chi phối vạn vật mà để vạn vật
tự nhiên phát triển.) (1)
Chính là cho rằng thiên đạo tự nhiên vô vi. Tư tưởng
“vô vi” là đầu mối tiêu cực.
Từ ngữ
trong bộ Lão Tử rất trừu tượng, điều
mà nó biểu đạt là nguyên lí mang tính phổ biến, là bộ điển tịch mang tính triết
học.
Đạo gia
và Đạo giáo đều lấy bộ Lão Tử làm
thánh điển căn bản, người tu đạo lấy bộ Lão
Tử làm chuẩn tắc cho thế giới quan.
Từ thời
Chiến Quốc trở đi, những sách chú thích bộ Lão
Tử không ngừng xuất hiện, ảnh hưởng tương đối lớn có:
Lão Tử Hà Thượng Công chương cú 老子河上公章句, đây là
chú bản bộ Lão Tử hoàn chỉnh nhất hiện
tồn. Trong Sử kí – Nhạc Nghị liệt truyện 史记 - 乐毅列传 có ghi:
Nhạc Thần Công 乐臣公học Hoàng Đế, Lão Tử, vị thầy của ông hiệu là Hà Thượng
trượng nhân 河上丈人, không rõ xuất xứ, Hà Thượng trượng
nhân dạy An Kì sinh 安期生.
Hà Thượng
trượng nhân河上丈人 tức Hà Thượng Công 河上公
là ẩn sĩ khoảng thời Tần Hán. Khi chú thích, ông đã phủ lên cho bộ Lão Tử màu sắc tôn giáo tu luyện đan dược
thành tiên, đề xuất:
Nhân năng dưỡng thần tắc bất tử
人能养神则不死
(Người có khả năng dưỡng thần thì bất tử)
Cập ngô vô thân, ngô hữu hà hoạn?
及吾无身, 吾有何患?
(Nếu ta không có thân [quên mình có thân đi] thì còn sợ
gì tai vạ nữa) (1)
Đời Tống,
Triều Công Vũ 晁公武 trong Quận Trai
độc thư chí 郡斋读书志 nói rằng:
Sách
này bỏ cũ lấy mới, gần với thần tiên gia, khí công gia hiện đại lấy đó làm kinh
điển.
Lão Tử tưởng nhĩ chú 老子想尔注 tương truyền
là trứ tác của Trương Đạo Lăng 张道陵 thời Đông Hán.
Sách này lấy bộ Lão Tử làm kinh điển
phục vụ cho Đạo giáo, lấy “đạo” làm chuẩn tắc tối cao, lấy Lão Tử Hà Thượng Công chương cú 老子河上公章句 dung hợp tư tưởng Thái
bình kinh 太平经, tập trung phản ánh lí luận Đạo giáo thời kì đầu.
Đỗ Quang
Đình 杜光庭 đời Đường trong
Đạo đức chân kinh quảng thánh nghĩa 道德真经广圣义 đã
giới thiệu đồng thời phân tích nét đặc sắc ở các chú bản Lão Tử của các nhà:
Đạo đức tôn kinh bao hàm chúng nghĩa, ý
nghĩa và mục đích mỗi người đều có tôn chỉ riêng. Hà Thượng Công 河上公, Nghiêm Quân Bình 严君平 đều rõ đạo
trị quốc; Tùng Linh Tiên Nhân 松灵仙人, Tôn Đăng 孙登 đời Nguỵ, Đào Ẩn Cư 陶隐居 triều Lương, Cố Hoan 顾欢 thời Nam Tề đều rõ đạo trị thân; La Thập
罗什thời Bồ Kiên 苻坚, Đồ Trừng 图澄 nhà Hậu Triệu,
Lương Vũ Đế 梁武帝, đạo sĩ Đậu Lược 窦略triều Lương đều rõ nhân quả của sự lí; đạo sĩ Thành
Huyền Anh 成玄英 triều Lương, Thái Tử Hoảng 蔡子晃, Lí vinh 李荣, Xa Huyền Bật
车玄弼, Trương Huệ Siêu 张惠超, Lê Nguyên Hưng 黎元兴đều rõ đạo
trùng huyền; Hà Yến 何晏, Chung Hội 钟会, Đỗ Nguyên Khải 杜元凯, Vương Phụ Tự
王辅嗣, Trương Tự 张嗣, Dương Hỗ 羊祜, Lô Thị 卢氏, Lưu Nhân Hội 刘仁会 đều rõ đạo
hư cực vô vi trị gia trị quốc. Có thể thấy ý của các nhà chú giải khác nhau vậy.
Và bẩm học lập tông của các nhà khác nhau: Nghiêm Quân Bình lấy hư huyền làm
tông chỉ; Cố Hoan lấy vô vi làm tông chỉ; Mạnh Tri Châu 孟知周, Tang Huyền Tĩnh 臧玄静lấy đạo đức
làm tông chỉ; Lương Vũ Đế lấy phi hữu phi vô làm tông chỉ; Tôn Đăng lấy trùng
huyền làm tông chỉ.
Có thể
thấy, người giải thích bộ Lão Tử rất
nhiều, mỗi người đều theo ý riêng của mình mà giải thích.
Theo thống
kê sơ bộ, xưa nay chú thích bộ Lão Tử
không dưới 200 nhà, sách vở văn hiến nhiều như thế không nghi ngờ gì, quả là đại
dương của “đạo” học.
Từ giải
phóng đến nay, thư tịch liên quan đến bộ Lão
Tử xuất bản rất nhiều. Lão Tử hiệu
thích 老子校释của Chu Khiêm do Trung Hoa thư cục xuất bản là một trong những bản tốt
nhất. Gần đây, học giả Đài Loan đã đem các bản chú bộ Lão tử biên soạn thành tùng thư, ấn hành thành bản buộc chỉ.
Chú của người
dịch
1- Câu dịch ở đây và những câu ở dưới đều theo quyển Lão Tử của Nguyễn Hiến Lê, nhà xuất bản
Văn hoá, năm 1994.
2- Câu này theo Nguyễn Hiến Lê là:
Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch hề, liêu hề,, độc lập nhi
bất cải, chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên
hạ mẫu, ngô bất tri kì danh, tự chi viết đạo.
有物混成, 先天地生. 寂兮,
寥兮, 独立而不改, 周行而不殆, 可以为天下母, 吾不知其名, 字之曰道.
Và ở Độc đổng Lão Tử 读懂老子 (bản Trung văn) do Lữ Song Ba 吕双波
và Điền Hồng Giang 田洪江 chủ biên, Nội Mông Cổ đại học xuất bản xã xuất bản năm
2006, có khác 2 chỗ với quyển Lão Tử của Nguyễn Hiến Lê:
- Khả dĩ vi thiên địa mẫu 可以为天地母 (không phải
“thiên hạ”)
- Có chữ 强 ở trước “tự chi
viết đạo” (cưỡng tự chi viết đạo 强字之曰道).
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 24/7/2017
Nguyên tác Trung văn
“LÃO TỬ” CẬP KÌ CHÚ BẢN
“老子”及其注本
Trong quyển
THẦN BÍ VĂN HOÁ ĐIỂN TỊCH ĐẠI QUAN
神秘文化典籍大观
Tác giả: Vương Ngọc Đức 王玉德,
Dương Sưởng 杨昶
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật