Dịch thuật: Tần Thuỷ Hoàng tuần hành lần thứ hai

TẦN THUỶ HOÀNG TUẦN HÀNH LẦN THỨ HAI

          Thuỷ Hoàng năm thứ 28 ( năm 219 trước công nguyên), Tần Thuỷ Hoàng lại đưa tầm mắt hướng về đất cũ nước Tề nước Sở ở phía đông và phía nam, thống lĩnh quần thần bắt đầu cuộc tuần hành lần thứ 2. Lần này chủ yếu là thông qua hoạt động tế Thiên cáo thành cùng khắc đá ghi công, toàn diện xác lập quyền uy hoàng đế.
          Do bởi phải thực hiện “Đại tông chi lễ” 岱宗之礼, cử hành đại điển phong thiện long trọng nhất tại Thái sơn 泰山, nhân đó tuỳ tùng lần tuần hành này đa số là những nhân vật trọng yếu, và quy mô cũng rất lớn. Theo xa giá đi về phía đông có: Liệt Hầu Vũ Thành Hầu Vương Li 王离, Liệt Hầu Thông Vũ Hầu Vương Bôn王贲, Luân Hầu Kiến Thành Hầu Triệu Hợi 赵亥, Luân Hầu Vũ Tín Hầu Phùng Vô Trạch 冯毋择, Thừa tướng Ngỗi Lâm 隗林, Thừa Tướng Vương Quán 王绾, Khanh Lí Tư 李斯, Ngũ đại phu Triệu Anh 赵英, Ngũ đại phu Dương Cù 杨樛...  Xa giá rầm rầm rộ rộ từ Hàm Dương 咸阳 xuất phát, đi về phía đông theo “Hoa Âm Bình Thư đạo” 华阴平舒道 bờ nam sông Vị, ra cửa ải Hàm Cốc 函谷 (nay là phía đông bắc Linh Bảo 灵宝 Thiểm Tây 陕西), qua Lạc Dương 雒阳 (nay là phía bắc Lạc Dương 洛阳 Hà Nam 河南), Định Đào 定陶 (nay là Định Đào 定陶 Sơn Đông 山东), trực chỉ Trâu Phong sơn 邹峰山 (nay là phía nam huyện Trâu Sơn Đông 山东).
          Đến Phong sơn là khúc dạo đầu việc phong thiện của Tần Thuỷ Hoàng. Trước đó có câu nói của Khổng Tử “đăng Đông sơn nhi tiểu Lỗ, đăng Thái sơn nhi tiểu thiên hạ” 登东山而小鲁, 登泰山而小天下 (lên Đông sơn thấy nước Lỗ nhỏ, lên Thái sơn thấy thiên hạ nhỏ). Đông sơn tức Phong sơn, vua tôi Thuỷ Hoàng đến Phong sơn “lập bia đá” tại đó, cùng bàn với các nho sinh nước Lỗ,
“khắc thạch tụng Tần đức”. “Phong sơn khắc thạch” 峰山刻石 là bia đá ghi công đầu tiên Thuỷ Hoàng lập khi trên đường tuần hành về phía đông, lời khắc rằng:
          Nãi kim hoàng đế, nhất gia thiên hạ, binh bất phục khởi. Tai hại diệt trừ, kiềm thủ khang định, lợi trạch trường cửu.
          乃今皇帝, 一家天下, 兵不复起. 灾害灭除, 黔首康定, 利泽长久.
          (Nay hoàng đế, thống nhất thiên hạ về một nhà, binh đao không còn trổi dậy. Tai hại được diệt trừ, lê dân yên ổn, lợi ích mãi mãi)
Hết lòng ca ngợi công đức, cũng nỗ lực vì việc thống nhất giang sơn mà tìm tính hợp pháp.
Thuỷ Hoàng tuần hành về phía đông vừa để “vỗ yên phía đông”, mà cũng là vì cử hành đại điển phong thiện. Thuỷ Hoàng tiếp nhận thuyết phong thiện của Tề Lỗ, từ xa đến dưới chân Thái sơn, tập thể 70 vị Bác sĩ dâng tấu, xưng tụng Thuỷ Hoàng đế “trên phụng mệnh trời, dưới được dân mong, bình đình trong nước, đánh đuổi man di, không ai là không tuân phục.” Cho rằng “Nay vừa lên ngôi, theo chế độ xưa, cử hành lễ phong thiện”. Thuỷ Hoàng triệu tập nho sinh, bác sĩ  Tề Lỗ bàn luận nghi thức cụ thể đại điển phong thiện. Do bởi không hợp với ý kiến nho sinh, Thuỷ Hoàng bèn biếm thoái không dùng họ, tự mình dẫn văn võ đại thần lên Thái sơn phong thiện. Cử hành xong lễ phong thiện là tâm nguyện của Thuỷ Hoàng, cảm xúc hân hoan trong lòng biểu hiện ra bên ngoài. Tại Lương Phụ sơn 梁父山 khắc đá tuyên xưng “đích thân tuần sát lê dân phương xa, lên Thái sơn này, nhìn đến cực đông. Tụng thần nhớ sự tích, gốc nguồn sự nghiệp, ca tụng công đức. Trị đạo vận hành, mọi thứ được thích nghi, đều có phép tắc.”
Sau khi phong thiện, Thuỷ Hoàng tiếp tục đi về phía đông, đi qua Lâm Tri 临淄, Hoàng (nay là phía đông nam huyện Hoàng Sơn Đông 山东), Thuỵ ((nay là phía đông nam Phúc Sơn 福山 Sơn Đông 山东), Cùng Thành sơn 穷成山 (nay là góc Thành Sơn 成山 Sơn Đông 山东), lên Chi Phù 芝罘 (nay là bán đảo Chi Phù 芝罘, Sơn Đông 山东), lập thạch ca tụng Tần đức, sau đó đi về phía nam đến Lang Nha 琅琊 (nay là thuộc địa phận huyện Giao Nam 胶南Sơn Đông 山东). Lần tuần hành này, Thuỷ Hoàng trước sau bái tế qua Thiên chủ, Địa chủ, Binh chủ, Âm chủ, Dương chủ, Nguyệt chủ, Nhật chủ, Tứ thời chủ ... Phàm danh sơn đại xuyên, thần minh các lộ, Thuỷ Hoàng đều cung kính tế bái.
Vùng Lang Nha ở bên bờ Đông hải, biển trời một sắc, phong cảnh tươi đẹp. Thuỷ Hoàng mê tiên cảnh chốn nhân gian, lưu luyến không nỡ rời, lưu lại nơi đó lâu đến 3 tháng. Ông cho “chỉnh tu Lang Nha đài, dời 3 vạn hộ dân đến dười Lang Nha đài, miễn thuế 12 năm”. Nhớ đến năm xưa, Việt Vương Câu Tiễn 勾践 đúc đài nơi đó, hội minh thiên hạ chư hầu, làm sao có thể sánh được với ngày nay. Thuỷ Hoàng nhìn nay nhớ xưa, chí đắc ý mãn, “lập bia ca tụng công đức nhà Tần, thể hiện sự đắc ý”. “Lang Nha đài khắc thạch” 琅琊台刻石 tuyên xưng “trong cõi lục hợp (1), đều là đất của hoàng đế, tây đến Lưu Sa 流沙, nam đến Bắc Hộ 北户, đông có biển, bắc qua Đại Hạ. Nơi có dấu người, không ai không là bề tôi”, ở đây ghi lại 4 phía cương vực triều Tần, có giá trị sử liệu quan trọng. Thời gian đến Lang Nha phía đông, Thuỷ Hoàng còn nghe theo lời của bọn phương sĩ nước Tề, “trong biển có 3 ngọn núi thần”, xác tín “trong biển có 3 ngọn núi thần, tên là Bồng Lai 蓬莱, Phương Trượng 方丈, Doanh Châu 瀛州,  tiên nhân ở nơi đó, thế là sai phương sĩ Từ Phúc 徐福 dẫn 3000 đồng nam, đồng nữ ra biển tìm tiên, tìm thuốc trường sinh bất lão. Thuỷ Hoàng xuống phía nam tiến vào đất Sở.
Từ Lang Nha hướng đến Tây Nam, kinh qua huyện Đàm thuộc quận Đông Hải 东海, Thuỷ Hoàng ngang qua Bành Thành 彭城 (nay là Từ Châu 徐州 Giang Tô 江苏). Tương truyền Chu đỉnh tượng trưng cho quyền uy của thiên tử chìm nơi sông Tứ , Thuỷ Hoàng “trai giới cầu đảo” lệnh cho ngàn người lặn xuống sông Tứ để tìm Chu đỉnh, nhưng không được, đành ấm ức lên đường. Phía nam vượt sông Hoài , “qua An Lục” 安陆 (nay là vùng Vân Mộng 云梦 Hồ Bắc 湖北), đến Hành sơn 衡山 (quận trị là Chu Thành 邾城, nay phía bắc Hoàng Cương 黄冈 Hồ Bắc 湖北, Nam quận 南郡, Phù Giang 浮江 trở xuống, đến Tương sơn 湘山 (nay là Quân sơn 君山 hồ Động Đình 洞庭). Thuỷ Hoàng vượt sông kinh qua đền Tương Sơn 湘山 “gặp gió to, không thể qua được”. Bác sĩ đi theo cho Thuỷ Hoàng biết Tương Quân 湘君 là con gái của Đế Nghiêu, vợ của Đế Thuấn, Thuỷ Hoàng bèn đột nhiên đại nộ, lệnh cho 3 ngàn người bị tù tội “chặt cây trên Tương sơn, làm cho trọc núi”, đồng thời cho nổi lửa thiêu đốt đến Tương Sơn, cuồng vọng bạo tàn, kiêu căng ngang ngược, điều này bộc lộ rõ tâm thái khuất khúc của Thuỷ Hoàng sau khi tế thiên cáo thành. Tiếp đó, Thuỷ Hoàng theo lưu vực Hán thuỷ, qua Nam Dương 南阳, Vũ Quan 武关 (nay là phía đông nam huyện Đan Phụng 丹凤 Thiểm Tây 陕西 mà trở về Hàm Dương.
Lần tuần hành này chủ yếu là phong thiện ghi công, nhiếp phục đất Tề đất Sở. Trên đường đã diễn ra sự kiện cầu tiên tìm thuốc, xuống sông vớt đỉnh, khinh thần đốt đền.

Chú của người dịch
1- Lục hợp六合: người xưa gọi trên, dưới, bốn phương là “Vũ” , xưa đi nay đến là “Trụ” . “Vũ” là tất cả những gì bao hàm có trong “Không gian”, “Trụ” là tổng quát tất cả những gì thuộc “Thời gian”. Trên, dưới, bốn phương cộng lại chính là “Lục hợp”. “Lục hợp” là đại biểu cho tất cả những gì thuộc về không gian. “Lục” là con số viên mãn.

                                                          Huỳnh Chương Hưng
                                                           Quy Nhơn 28/7/2017

Nguyên tác Trung văn
ĐỆ NHỊ THỨ TUẦN HÀNH
第二次巡行
Trong quyển
THỐNG NHẤT VƯƠNG TRIỀU ĐÍCH ĐẢN SINH – TẦN
统一王朝的诞生 -
Chủ biên: “Đồ thuyết Trung Quốc lịch sử”
Trường Xuân - Cát Lâm xuất bản tập đoàn hữu hạn trách nhiệm công ti, 2006
Previous Post Next Post