DẠ LANG CỔ QUỐC Ở NƠI ĐÂU
Tương
truyền, Hán Vũ Đế phái sứ giả đi về phía tây nam, trên đường đi ngang qua nước
Dạ Lang 夜郎. Quốc vương Dạ Lang bèn hỏi sứ giả triều Hán:
- Triều Hán so với nước Dạ Lang
của ta, nước nào lớn hơn?
Sứ giả
biết, nước Dạ Lang giao thông không tiện, trước giờ rất ít giao lưu với các nước
khác, vả lại chung quanh là các nước nhỏ, người trong nước căn bản không biết đến
các nước ở xa lớn hơn nước họ rất nhiều. Về sau, mọi người cười chê nước Dạ
Lang cô lậu quả văn, vọng tự cho mình là lớn, nên có thành ngữ “Dạ Lang tự đại”
夜郎自大. Thế thì, nước Dạ Lang tự cho mình lớn rốt cuộc ở nơi
nào”? và bao lớn?
Theo sử
liệu ghi chép, Dạ Lang là một nước ở vào thời kì Chiến Quốc, Tần Hán. Thời Tây
Hán, nước Dạ Lang biến mất một cách thần bí, vùng đất của nó bị triều Hán lập
thành quận huyện. Chúng ta chỉ có thể biết Dạ Lang là một nước có diện tích
tương đối lớn trong nhóm người Di ở tây nam, còn như vị trí cụ thể, sử liệu
không ghi chép rõ ràng.
Căn cứ
vào những tư liệu liên quan cùng những văn vật khai quật được có thể biết, phía
tây bắc tỉnh Quý Châu, phía đông bắc tỉnh Vân Nam cùng phía nam tỉnh Tứ Xuyên của
Trung Quốc cho đến một số nước ở Đông Nam Á đều trong phạm vị quản hạt của nước
Dạ Lang lúc bấy giờ. Nơi đó khí hậu thích nghi, lượng mưa dồi dào, từ rất sớm
đã có con người triển khai sản xuất nông nghiệp ở đó.. Đến đời Hán, đã là một
vùng đất tương đối phát triển về kinh tế.
Triều
Hán phái sứ giả đi sứ Thân Độc 身毒 (nay là Ấn Độ),
trên đường đi ngang qua nước Điền 滇, Điền vương cũng hỏi
sứ giả vấn đề giống như đã hỏi Dạ Lang vương. Có thể thấy, với việc tự cho
là “tự đại” không chi có một mình nước Dạ
Lang.
Người
Di ở tây nam lúc bấy giờ lưu hành một chế độ đồng minh có tên gọi là “da lãng” 耶朗, các bộ tộc lớn nhỏ chung quanh nước Dạ Lang đều tham
gia. Trong các bộ tộc tham gia đồng minh thì Dạ Lang là lớn nhất. Trong Sử kí – Tây nam Di liệt truyện 史记 - 西南夷列传 có ghi:
Nước Dạ Lang không chỉ có diện tích rộng lớn,
mà đất đai tương đối phì nhiêu. Đồng thời, nước Dạ Lang còn là trạm trung chuyển
của con đường tơ lụa phía nam của Trung Quốc, quá cảnh mậu dịch đã mang đến cho
họ một số lượng lớn tài sản. Nhìn ra bốn phía, Dạ Lang vương cảm thấy nước mình
có thể ngạo mạn với quần hùng, có thể gọi là “ương ương đại quốc” 泱泱大国 (nước lớn mênh mông). ..... Trộm nghe tinh binh của Dạ
Lang lên đến hơn chục vạn.
Đây
chính là cái gốc để “Dạ Lang tự đại”.
Cũng có
thể nói, đất đai của nước Dạ Lang lúc bấy giờ phì nhiêu, kinh tế phồn vinh, đời
sống nhân dân no đủ, binh mạnh lương dư, không thể xem thường cho là một “tiểu
quốc”. Nhân đó, người Dạ Lang tự đại cũng là nói quá một chút . Chẳng qua so với
triều Hán, Dạ Lang quả thực nhỏ hơn.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 01/6/2017
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật