SƠN
KÊ VŨ KÍNH
山鸡舞镜
GÀ RỪNG SOI KIẾNG
MÚA
Xuất
xứ: Nam
triều . Tống . Lưu Kính Thúc 刘敬叔: Dị uyển 异苑, quyển 3.
Gà
rừng có bộ lông tuyệt đẹp, mỗi khi nó nhìn thấy bóng của mình bên bờ nước,
không ngăn được kích động liền múa lên. Một lần nọ, có một người ở phương nam bắt
được một con gà rừng rất đẹp, liền dâng lên Tào Tháo 曹操. Tào Tháo nghe nói gà rừng có
tài múa, bèn bảo thủ hạ trêu cho nó múa. Những người có mặt đều là lần đầu tiên
thấy được gà rừng, không biết tập tính của nó, không biết phải làm thế nào? Mọi
người hò hét như thế nào, gà rừng vẫn lui vào một góc nằm ngây ra không hề động
đậy. Người dâng gà rừng lo lắng đến nỗi người mướt cả mồ hôi.
Đương
lúc gian nan, người con nhỏ của Tào Tháo là Tào Xung 曹冲 tiến vào. Tào Xung bảo mọi người
khiêng một tấm kiếng lớn đến, và ôm gà đến trước kiếng. Trong phút chốc, gà rừng
đổi khác, nó đứng dậy, rũ mạnh bộ lông, soi vào kiếng và múa lên. Nó chuyển
thân, nhảy lên, bộ lông vô cùng rực rõ, mọi người nhìn hoa cả mắt. Tào Tháo rất
hài lòng, thưởng cho người nọ rất nhiều tiền.
Thành
ngữ này xuất xứ từ Dị uyển 异苑, quyển 3, nguyên văn như sau:
Sơn kê ái kì mao vũ, ánh thuỷ tắc vũ. Nguỵ
Vũ thời, Nam phương hiến chi, Đế dục kì minh vũ nhi vô do. Công tử Thương Thư
(Tào Xung) lệnh trí đại kính kì tiền, kê giám hình nhi vũ bất tri chỉ, toại chi
tử.
山鸡爱其毛羽, 映水则舞. 魏武时, 南方献之, 帝欲其鸣舞而无由. 公子苍舒 (曹冲) 令置大镜其前, 鸡鉴形而舞不知止, 遂之死.
(Gà
rừng yêu bộ lông của nó, hễ nhìn thấy bóng mình nơi mặt nước nó liền nhảy múa.
Thời Nguỵ Vũ Đế, có người ở phương nam
dâng lên gà rừng, Đế muốn nó múa nhưng không biết làm
sao. Công tử Thương Thư (Tào Xung) sai đặt một tấm kiếng lớn trước mặt nó, gà
nhìn thấy bóng mình liền nhảy múa không biết ngừng, và rồi chết mất.)
Người
đời sau căn cứ vào câu chuyện này, khái quát thành thành ngữ “Sơn kê vũ kính”.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 31/5/2017
Nguyên tác Trung văn
SƠN KÊ VŨ KÍNH
山鸡舞镜
TRUNG QUỐC THÀNH NGỮ
CỐ SỰ TỔNG TẬP
中国成语故事总集
(tập 1)
Chủ biên: Đường Kì 唐麒
Trường Xuân – Thời đại
văn nghệ xuất bản xã, 2004.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật