KHỂ THỦ ĐỐN THỦ
BÀN VỀ CHỮ “BÁI”
Chữ 拜 (bái), bên trái 3 nét ngang, bên phải 4 nét ngang, phần
trên là 2 tay hợp lại. Đã là 2 tay, tại sao bên phải của chữ là nhiều hơn 1
nét? Bái là từ hai tay hợp lại, nguyên phần dưới của chữ có 1 nét ngang, 1 nét
sổ, là chữ 下 (hạ) (1). Trong Thuyết văn 说文 có nói, bái là tay và tim ngang nhau, đầu cuối xuống
đến tay. Từ 1 nét ngang, chúng ta có thể suy đoán được tình hình khi “bái”. Bái
là chữ hội ý, từ “song thủ” với “hạ” hội ý lại mà ra.
Hình thức
của bái rất đa dạng. Trong Chu lễ 周礼 có ghi chép. Bái có 9 loại như “khể thủ” 稽首, “đốn thủ” 顿首, “không bái” 空拜 (2). Bái có đến 9 loại, khẳng định lễ tiết phức tạp trong
xã hội phong kiến. Nhưng được xem là một loại văn hoá lễ nghi, nó cũng đã kéo
dài liên tục đến mấy ngàn năm.
“Khể thủ”,
“đốn thủ” nguyên là lễ quân thần, một loại
đại lễ, sau trở thành một hình thức quỳ bái thông thường. Nó đồng với khấu đầu,
dập đầu. Chỉ có điều, khi khể thủ, người quỳ dưới đất đưa đầu chạm đât, đầu chạm
đất cần lưu lại một khoảng thời gian, sau đó mới ngẩng đầu lên. Đốn thủ có
khác, người quỳ dưới đất, đưa đầu chạm đất, khi chạm xong lập tức ngẩng lên. Từ
“đốn thủ” hiện nay trong thư tịch vẫn thường có người dùng, là loại kính từ, biểu
thị sự tôn trọng đối phương. “Không bái” nguyên là lễ tiết quân đáp lại thần,
không bái là 2 tay hợp lại, sau đó bái chạm đến tay, đầu không chạm đât (3).
Sau không bái cũng trở thành một lễ thức thông thường, gần với chắp tay vái.
“Mô
bái” 膜拜 cũng gọi là “đính lễ mô bái” 顶礼膜拜, đây cũng là một loại đại lễ. Mô bái là 2 tay đưa lên trán, sau đó quỳ
lạy, là lễ tiết dùng đối với người tôn kính nhất, hoặc người mà mình sợ . Mô
bái biểu thị sự tôn kính, cũng biểu thị sự thần phục. Khi lễ Phật, người ta thường
mô bái, cũng có khi quỳ dưới đất, đầu chạm vào chân bậc tôn kính, là cách kính
lễ của tín đồ Phật giáo.
Quỳ bái
nói cho cùng là loại lễ tiết phong kiến, thời cách mạng dân chủ, chính phủ lâm
thời Nam Kinh từng ra lệnh phế bỏ. Việc này gặp phải sự phản đối của thế lực bảo
thủ. Đương thời có người thốt ra câu nói hoang đường:
- Không bái thiên, không bái địa, để đầu gối để
làm gì.
Từ điểm
này có thể thấy sự tranh chấp của tư tưởng đương thời rất kịch liệt. Trào lưu
cách mạng dân chủ dâng trào, cách quỳ bái của Trung Quốc rốt cuộc bị cách khom
người, bắt tay chào hỏi thay thế.
“Bái tướng”
拜将 là loại nghi thức có liên quan đến quỳ bái. Bái tướng
là vị quốc quân trao quyền cho tướng lĩnh, cần chọn ngày tốt, phải trai giới,
quốc quân tại Thái miếu trước tiên trao cho tướng lĩnh cán phủ cán việt, rồi
trao phủ và việt (2 loại binh khí), sau đó tướng lĩnh hướng đến quốc quân bày tỏ
lòng trung thành, thề không hai lòng.
“Bái tước”
拜爵 là trao tước vị, cũng có nghi thức.
“Bái mệnh”
拜命 là người nhận mệnh cảm tạ người đã trao mệnh, bái mệnh
cũng chỉ “bái quan” 拜官.
“Bái
quan” 拜官 tức nhận chức quan.
“Bái trừ”
拜除 cũng là trao chức quan, mang hàm nghĩa trao chức quan
mới bỏ chức quan cũ.
“Bái biểu”
拜表là dâng tấu chương.
“Lễ
bái” 礼拜 là dùng một lễ tiết nhất định để tiến kiến nhân vật
được kính trọng hoặc trước di ảnh, lăng mộ.
“Lễ bái
thiên” 礼拜天 là ngày hoạt động tôn giáo của tân giáo Cơ Đốc giáo, những
hoạt động này đều cử hành tại lễ đường vào ngày chủ nhật.
Chú của
nguyên tác
1- Thanh . Vương Quân 王筠 Thuyết văn cú đậu 说文句读 quyển 23, Trung Hoa thư điếm.
2- Chu lễ - Xuân
quan – Đại chúc 周礼春官大祝 trang 260 bái hữu cửu chủng:
Nhất viết khể thủ, nhị viết đốn thủ, tam viết
không thủ, tứ viết chấn động, ngũ viết cát bái, lục viết hung bái, thất viết kì
bái, bát viết bao bái, cửu viết túc bái.
一曰稽首, 二曰顿首, 三曰空首, 四曰振动, 五曰吉拜, 六曰凶拜, 七曰奇拜, 八曰褒拜, 九曰肃拜.
Thư mục
văn hiến xuất bản xã.
3- Tống . Vương Mậu 王楙 Dã khách tùng thư 野客从书 trang 329:
Không bái, đầu chí vu thủ dã.
空拜, 头至于手也
(Không bái là đầu cúi xuống chạm đến tay)
Thượng
Hải cổ tịch xuất bản xã.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 05/4/2017
Nguyên tác Trung văn
KHỂ THỦ, ĐỐN THỦ
ĐÀM “BÁI”
稽首, 顿首
谈 “拜”
Trong quyển
HÁN TỰ THẬP THÚ
汉字拾趣
Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)
Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật