Dịch thuật: Động vật cát tường - Ngư

ĐỘNG VẬT CÁT TƯỜNG
NGƯ

          Trong tiếng Hán, chữ “ngư” (cá) hài âm với chữ “dư” (dư thừa), cho nên cá được tượng trưng cho tiền tài, phú quý. Trong những bức hoạ lưu truyền ở dân gian, thường xuất hiện cá, như trong bức “Liên niên hữu dư” 連年有餘 vẽ pháo, em bé, hoa sen và cá; bức “Song ngư cát khánh” 雙魚吉慶 vẽ hai con cá.
          Giống như “nhạn” (chim nhạn), “ngư” cũng có thể được dùng làm từ thay thế thư tín. Thời cổ, khi người ta bí mật truyền tin tức, thường viết trên lụa rồi cho vào bụng cá. Cách dùng cá để truyền đạt tin tức gọi là “Ngư truyền xích tố” 魚傳尺素, cho nên có thành ngữ “Ngư nhạn vãng lai” 魚雁往來.
          Thời Tuỳ Đường, triều đình ban phát một loại tín phù gọi là “ngư phù” 魚符 hoặc “sắc khế” 色契. Thời Đường Tống, trên người các quan hiển quý đều có đeo ngư phù được làm bằng vàng để làm rõ thân phận cao quý.
          Hiện tại, mọi người thường dùng câu “Như ngư đắc thuỷ” 如魚得水 để nói đến cuộc sống hạnh phúc mĩ mãn. Một cặp cá chính là tượng trưng cho đôi lứa hài hoà tốt đẹp, cũng là lễ vật kết hôn thường thấy nhất.

                                                                         Huỳnh Chương Hưng
                                                                         Quy Nhơn 01/2/2017
                                                                         Mùng 5 tết Đinh Dậu     

Nguyên tác Trung văn
NGƯ
Trong quyển
CÁT TƯỜNG ĐÍCH TRUNG QUỐC
吉祥的中國
Bản công ti biên tập bộ biên soạn
Ngọc thụ đồ thư ấn loát hữu hạn công ti, năm Dân Quốc thứ 90.
Previous Post Next Post