BỘ “TÔN TẪN BINH PHÁP”
Bộ Tôn Tẫn Binh Pháp 孙膑兵法 còn gọi là Tề Binh Pháp 齐兵法, được chép trên thẻ giản hiện tồn duy nhất, nhưng bị
tàn khuyết, thêm vào đó có nhiều thiên không cách nào đọc được. So với Tôn Tử Binh Pháp 孙子兵法, bộ Tôn Tẫn Binh Pháp càng chú trọng thao
tác cụ thể, có suy nghĩ độc đáo. “Đạo” mà Tôn
Tẫn Binh Pháp nói tới, chủ yếu chỉ những tri thức cụ thể về thiên văn địa
lí, tình trạng chiến tranh, dân tình và cách dùng binh.
Bộ Tôn Tẫn Binh Pháp hiện tồn này chỉ có 31
thiên.
1- Thiên thứ 1 Cầm Bàng Quyên 擒庞涓: nói đến chiến dịch vây Nguỵ cứu Triệu.
2- Thiên thứ 2 Kiến Uy Vương 见威王: ghi lại nội dung cuộc luận binh của Tôn Tẫn lần đầu
tiên gặp Tề Uy Vương 齐威王.
3- Thiên thứ 3 Uy Vương Vấn 威王问: ghi lại cuộc vấn đáp luận binh giữa Tôn Tẫn với Tề
Uy Vương, Điền Kị 田忌.
4- Thiên thứ 4 Điền Kị Vấn Luỹ 田忌问垒: ghi lại chiến lược và chiến thuật của trận Mã Lăng 马陵 cùng cuộc vấn đáp giữa Tôn Tẫn với Điền Kị.
5- Thiên thứ 5 Soán Tốt 篡卒: ghi lại nhân tố thắng bại trong chiến tranh.
6- Thiên thứ 6 Nguyệt Chiến 月战: ghi lại mối quan hệ giữa việc thắng bại trong chiến
tranh với thời tiết khí hậu, nhấn mạnh nhân tố con người có tác dụng mang tính
quyết định.
7- Thiên thứ 7 Bát Trận 八阵: ghi lại điều kiện cần có đủ của vị tướng và chiến
Pháp trong tác chiến bát trận.
8- Thiên thứ 8 Địa Bảo 地葆: ghi lại những chỗ mạnh yếu của các loại địa hình.
9- Thiên thứ 9 Thế Bị 势备: ghi lại mối quan hệ và tác dụng 4 điều: trận, thế,
biến, quyền trong quân sự.
10- Thiên thứ 10 Binh Tình 兵情: ghi lại mối quan hệ giữa sĩ tốt, tướng soái và vị
quân chủ, luận chứng 3 mối quan hệ đó phù hợp yêu cầu, mới có thể thắng địch.
11- Thiên 11 Hành Soán 行篡: ghi lại việc làm thế nào để sĩ tốt và quốc dân trong
chiến tranh ra sức vì đất nước.
12- Thiên 12 Sát Sĩ 杀士: ghi lại việc làm thế nào để sĩ tốt hăng hái giết địch.
13 Thiên 13 Diên Khí 延气: ghi lại tác dụng của sĩ khí trong tác chiến, làm thế
nào để cổ vũ sĩ khí.
14- Thiên 14 Quan Nhất 官一: ghi lại các biện pháp quân sự cùng tác dụng trận
pháp.
15- Thiên 15 Cường Binh 强兵: ghi lại việc làm thế nào để nước giàu binh mạnh.
16- Thiên 16 Ngũ Giáo Pháp 五教法: ghi lại vấn đề huấn luyện sĩ binh.
17- Thiên 17 Thập Trận 十阵: ghi lại đặc điểm và tác dụng của 10 loại trận pháp.
18- Thiên 18 Thập Vấn 十问: dùng phương thức vấn đáp ghi lại phương pháp tác chiến
khác nhau ở những tình huống khác nhau trong sự so sánh lực lượng giữa ta và địch.
19- Thiên 19 Lược Giáp 略甲: thiên này bị tàn khuyết nghiêm trọng.
20- Thiên 20 Khách Chủ Nhân Phân 客主人分: ghi lại tư tưởng chủ đạo, tức lực lượng mạnh không đủ
để dựa, biết binh pháp bảo đảm cho thắng lợi trong chiến tranh.
21- Thiên 21 Thiện Giả 善者: ghi lại vấn đề quyền chủ động trên chiến trường.
22- Thiên 22 Ngũ Danh Ngũ Cung 五名五恭: ghi lại việc dùng 5 phương pháp để đối phó 5 loại
quân địch, cùng với việc khi quân đội tiến vào khu vực của địch, thủ đoạn
“cung” 恭 và “bạo” 暴 cần phải thay nhau sử
dụng.
23- Thiên thứ 23 Binh Thất 兵失: ghi lại các loại nhân tố thất lợi trong tác chiến.
24- Thiên 24 Tướng nghĩa 将义: ghi lại phẩm chất mà tướng soái cần phải có.
25- Thiên 25 Tướng Đức 将德: ghi lại phẩm đức mà tướng soái cần phải có như không
khinh địch, thưởng phạt kịp thời.
26- Thiên 26 Tướng Bại 将败: ghi lại những khuyết điểm mà tướng soái không nên
có, cùng với nguyên nhân vì sao những khuyết đó dẫn đến thất bại trong chiến
tranh.
27- Thiên 27 Tướng Thất 将七: ghi lại các tình huống tạo nên tướng soái tác chiến
thất lợi.
28- Thiên 28 Hùng Tẫn Thành 雄牝城: ghi lại đặc điểm loại thành dễ giữ khó đánh và loại
thành dễ đánh khó giữ.
29- Thiên 29 Ngũ Độ Cửu Đoạt 五度九夺: ghi lại việc khi tác chiến nhắm vào điều kiện bất lợi
của đối phương cần tránh những thứ gì, để bẻ gãy quân địch cần đoạt lấy thứ gì.
30- Thiên 30 Tích Sơ 积疏: ghi lại mối quan hệ biện chứng của 6 cặp mâu thuẫn
là: tích sơ 积疏, doanh hư 盈虚, kinh hành 经行, tật từ 疾徐, chúng quả 众寡, dật lao 佚劳.
31- Thiên 31 Kì Chính 奇正: ghi lại mối quan hệ tương hỗ và biến hoá của kì và
chính, làm thế nào vận dụng nguyên lí kì chính để chiến thắng quân địch.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 02/9/2016
Nguồn
HỔ CHI UY
虎之威
Tác giả: Hàn Tố Văn 韩素文
Bắc Kinh: Trung Quốc Trường An xuất bản xã, 2006.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật