Dịch thuật: Vịnh Hoá sơn (Khấu Chuẩn)



咏华山
只有天在上
更无山与齐
举头红日近
回首白云低
          (寇准)

VỊNH HOÁ SƠN
 Chỉ hữu thiên thượng tại
Cánh vô sơn dữ tề
Cử đầu hồng nhật cận
Hồi thủ bạch vân đê
                                    (Khấu Chuẩn)

VỊNH HOÁ SƠN
Chỉ có trời cao kia mới sánh cùng Hoá sơn
Các núi khác không có núi nào cao bằng
Đứng trên đỉnh núi, ngẩng đầu lên thấy mặt trời gần
Cuối nhìn xuống thấy mây trắng thấp lưng chừng núi

Phân tích và thưởng thức
          Vịnh Hoá sơn 咏华山là bài vịnh thi của Khấu Chuẩn 寇准 lúc lên 7 tuổi. Khấu Chuẩn là thần đồng hiếm thấy thời Bắc Tống, ông thông minh hơn người, tài năng mẫn tiệp, xuất khẩu thành chương. Theo ghi chép trong sử sách, lúc Khấu Chuẩn còn nhỏ, phụ thân đãi tiệc tân khách. Lúc uống đến cao hứng, có người khách bảo Khấu Chuẩn vịnh một bài thơ về Hoá sơn 华山. Khấu Chuẩn trước mặt tân khách suy nghĩ, rồi một bước, hai bước, đến bước thứ ba buộc miệng đọc ra bài ngũ ngôn tuyệt cú này. Đây là tác phẩm tức cảnh tức tình, mỗi câu đều đột ngột xuất hiện Hoá sơn cao vút, khí thế bất phàm, rất hợp với thế núi, chuẩn xác truyền thần, có thể gọi là một giai tác khó có.
Chỉ hữu thiên thượng tại, Cánh vô sơn dữ tề ý nghĩa của 2 câu này là, sánh cao cùng Hoá sơn chỉ có trời xanh kia, ngoài ra không có núi nào có thể cao bằng với nó, cực tả Hoá sơn nguy nga cao vút. Trong đó từ “chỉ hữu” đã nói rõ Hoá sơn cực cao, sánh với Hoá sơn chỉ có trời xanh; “cánh vô” nói rõ Hoá sơn là ngọn núi cao nhất, không có núi nào có thể cao bằng.
Cử đầu hồng nhật cận, Hồi thủ bạch vân đê ý nghĩa của 2 câu này là, khi đứng trên đỉnh núi cao, ngẩng đầu lên nhìn bầu trời, mặt trời dường như ở trên đầu; cuối xuống nhìn, mây mù giăng nơi lưng chừng núi. Sau “hồng nhật” là chữ “cận”, sau “bạch vân” là chữ “đê”, cực tả thế núi cao và dốc của Hoá sơn.
Về bài thơ này, có 2 điểm đáng để chúng ta chú ý, một là đối trượng công chỉnh, nghiêm cẩn, không có chút gì để có thể chỉnh sửa. Hai là chữ dùng tinh luyện chuẩn xác. Nếu như 2 câu trước có “chỉ hữu” và “cánh vô” thì 2 câu sau có “cận” và “đê”, dùng rất chuẩn xác, vô cùng xảo diệu. Bất luận là vận dụng thủ pháp tu từ đối trượng hay công lực dùng từ luyện chữ, đều nói rõ không trẻ cùng lứa nào có thể làm được, khiến người ta không dám tin bài thơ đó xuất phát từ miệng của một đứa trẻ 7 tuổi.

Chú của người dịch
Khấu Chuẩn 寇准 (961 – 1023): tự Bình Trọng 平仲, người Hạ Khuê 下邽 Hoa Châu 华州 (nay là Vị Nam 渭南 Thiểm Tây 陕西), đậu Tiến sĩ năm Thái Bình Hưng Quốc 太平兴国 thứ 5. Ông là chính trị gia và là thi nhân thời Bắc Tống,

                                                              Huỳnh Chương Hưng
                                                              Quy Nhơn 19/8/2016



Previous Post Next Post