TRUYỀN THUYẾT PHỤNG HOÀNG HOẢ
CỦA DÂN TỘC BẠCH TRUNG QUỐC

Sau đó,
Triệu Thổ Tư sai binh mã đuổi theo, đuổi đến núi Thiên Điểu, trùng trùng lớp lớp
vây kín Xuân Sinh và Quế Hoa. Do bởi quả bất địch chúng, rơi vào đường cùng,
hai người đã treo cổ trên núi Thiên Điểu. Triệu Thổ Tư nhìn thấy vẫn chưa cam
lòng, sai người dùng củi thiêu đốt thi thể hai vợ chồng. Trong phút chốc, ngọn
lửa phừng phừng, hoa lửa tung toé khắp nơi, vang lên những tiếng nổ lách tách.
Đột nhiên từ trong lửa bay ra một đôi Kim phụng hoàng, vỗ cánh bay vút qua đập
Phong Vũ, bay mãi đến đỉnh núi La Bình 罗坪.
Đôi
chim Kim phụng hoàng đó bay đến đỉnh núi La Bình, không may gặp phải một trận
bão tuyết cực lớn, và đã chết cóng trên núi. Sau khi đôi chim Kim phụng hoàng
chết đi, lại hoá thành hai đám mây ngũ sắc, đám mây do con trống hoá thành bay
về hướng bắc, đám mây do con mái hoá thành bay về hướng nam. Hai đám mây cứ
bay, bay mãi, rồi mỗi khi đến đêm tháng 7 tháng 8 âm lịch, hai đám mây vươn dài
ra nối liền nhau trên đỉnh núi La Bình.
Một khi hai đám mây kết hợp, thiên cầm bách điểu từ phương xa bay đến, cùng tưởng
niệm đôi chim Kim phụng hoàng đã chết. Và núi đó được gọi là “Điểu Điếu sơn” 鸟吊山 (1).
Chú của
nguyên tác
1- Bạch tộc dân
gian cố sự tuyển – Điểu Điếu sơn 白族民间故事选 - 鸟吊山, Thượng Hải
văn nghệ xuất bản xã, 1984.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 11/8/2016
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
TRUNG QUỐC ĐIỂU TÍN NGƯỠNG
中国鸟信仰
Tác giả: Trần Cần Kiến 陈勤建
Học Uyển xuất bản xã, 2003
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật